Tìm hiểu về sỏi mật

Sỏi mật có kích thước từ nhỏ bằng hạt cát đến lớn bằng quả bóng gôn. Một số người chỉ phát triển một viên sỏi mật, trong khi những người khác phát triển nhiều viên sỏi mật cùng một lúc. Sỏi mật không gây ra bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng thường không cần điều trị.

1. Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là tình trạng xuất hiện các viên sỏi nhỏ ở trong đường mật, gây ra các biểu hiện bệnh lý tắc nghẽn đường mật trên lâm sàng. Bệnh thường biểu hiện cấp tính và cần phải điều trị kịp thời, nếu không có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn.

2. Nguyên nhân gây sỏi mật

Hiện nay, có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây ra sỏi túi mật nhưng chưa thực sự rõ ràng, có thể chia ra các nguyên nhân thường gặp gây sỏi túi mật trong những nhóm dưới đây:

  • Bệnh lý nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun sán đường ruột trong quá trình phát triển có thể đi lạc vào trong đường mật, xác hoặc trứng của chúng có thể trở thành nhân, tạo điều kiện cho sỏi phát triển.
  • Mất cân bằng các thành phần trong dịch mật: Thường xảy ra khi bạn có các bệnh lý tại gan hoặc cung cấp quá nhiều cholesterol trong chế độ ăn uống thường ngày. Dịch mật do gan sản xuất, trong dịch mật chứa acid mật và lecithin với một lượng vừa đủ để hòa tan cholesterol. Trong các bệnh lý làm lá gan của bạn làm việc không tốt như xơ gan, viêm gan,… tạo ra quá nhiều cholesterol hoặc ngược lại quá ít lecithin và acid mật, khi đó cholesterol sẽ không được hòa tan hết và lâu dần kết tụ lại thành sỏi. Ngoài ra các thói quen ăn uống quá nhiều cholesterol cũng có thể là nguy cơ tạo nên sỏi mật.
  • Ít vận động: Đôi khi ít vận động làm cho việc hoạt động của đường mật bị ứ trệ, tạo điều kiện cho dịch mật lắng đọng và gây sỏi.

3. Biểu hiện lâm sàng của sỏi mật

Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của sỏi mật gồm các triệu chứng:

  • Đau vùng hạ sườn phải
  • Sốt kèm theo vàng mắt vàng da tăng dần

Đây là những biểu hiện thường gặp nhất của sỏi mật, ngoài ra bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác như mệt mỏi, ăn kém, rối loạn tiêu hoá. Ở những bệnh nhân nặng có biến chứng có thể gặp các tình trạng sốc nguy hiểm đến tính mạng và cần được xử trí cấp cứu kịp thời.

Đau hạ sườn phải kèm sốt là biểu hiện thường gặp nhất của sỏi mật

4. Chẩn đoán và điều trị sỏi mật

Chẩn đoán sỏi mật chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng định hướng và xác định dựa vào các thăm dò chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính bụng chỉ ra hình ảnh sỏi trong đường mật của bệnh nhân.

Điều trị sỏi đường mật thể nhẹ chủ yếu dùng phương pháp nội khoa, tập trung vào việc thay đổi chế độ ăn giảm mỡ, tăng cường các hoạt động thể lực hàng ngày kết hợp với dùng thuốc làm nhuận mật, tăng cường thải sỏi ra khỏi cơ thể. Đối với những bệnh nhân có sỏi mật tái phát hoặc các tình trạng ứ mật nặng, sốc nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc do sỏi thì chỉ định điều trị ngoại khoa là bắt buộc.

Hiện tại, có nhiều biện pháp can thiệp đối với những trường hợp sỏi mật cần can thiệp như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ túi mật nội soi: Là một phẫu thuật nhằm cắt bỏ túi mật thông qua phương pháp nội soi, thực hiện qua nhiều đường mổ nhỏ ( 2-3 đường mổ) thay vì phương pháp phẫu thuật mở truyền thống. Với phương pháp này người bệnh sẽ hồi phục nhanh hơn, ít chảy máu, nguy cơ nhiễm khuẩn thấp hơn và thẩm mỹ hơn.
  • Nội soi mật tụy ngược dòng hay còn gọi là ERCP (Endoscopic Retrograde Cholangiopancreatography) là kỹ thuật nội soi tá tràng dưới màn tăng sáng X quang để chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường mật và tụy tạng. Kỹ thuật được tiến hành đưa catheter vào đường mật hoặc đường tụy qua máy nội soi tá tràng, qua đó bơm thuốc cản quang vào đường mật hoặc đường tụy với mục đích chẩn đoán và điều trị bệnh lý của đường mật và đường tụy.

Với những bệnh nhân có sỏi ống mật chủ sẽ được tiến hành lấy sỏi theo phương pháp này; đây là phương pháp ít xâm nhập, ít tác động vào cơ thể người bệnh, ít biến chứng hơn, thời gian lưu viện ngắn, hồi phục sức khỏe nhanh.

Tìm hiểu về sỏi mật

Sỏi mật có kích thước từ nhỏ bằng hạt cát đến lớn bằng quả bóng gôn. Một số người chỉ phát triển một viên sỏi mật, trong khi những người khác phát triển nhiều viên sỏi mật cùng một lúc. Sỏi mật không gây ra bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng thường không cần điều trị.

1. Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là tình trạng xuất hiện các viên sỏi nhỏ ở trong đường mật, gây ra các biểu hiện bệnh lý tắc nghẽn đường mật trên lâm sàng. Bệnh thường biểu hiện cấp tính và cần phải điều trị kịp thời, nếu không có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn.

2. Nguyên nhân gây sỏi mật

Hiện nay, có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây ra sỏi túi mật nhưng chưa thực sự rõ ràng, có thể chia ra các nguyên nhân thường gặp gây sỏi túi mật trong những nhóm dưới đây:

  • Bệnh lý nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun sán đường ruột trong quá trình phát triển có thể đi lạc vào trong đường mật, xác hoặc trứng của chúng có thể trở thành nhân, tạo điều kiện cho sỏi phát triển.
  • Mất cân bằng các thành phần trong dịch mật: Thường xảy ra khi bạn có các bệnh lý tại gan hoặc cung cấp quá nhiều cholesterol trong chế độ ăn uống thường ngày. Dịch mật do gan sản xuất, trong dịch mật chứa acid mật và lecithin với một lượng vừa đủ để hòa tan cholesterol. Trong các bệnh lý làm lá gan của bạn làm việc không tốt như xơ gan, viêm gan,… tạo ra quá nhiều cholesterol hoặc ngược lại quá ít lecithin và acid mật, khi đó cholesterol sẽ không được hòa tan hết và lâu dần kết tụ lại thành sỏi. Ngoài ra các thói quen ăn uống quá nhiều cholesterol cũng có thể là nguy cơ tạo nên sỏi mật.
  • Ít vận động: Đôi khi ít vận động làm cho việc hoạt động của đường mật bị ứ trệ, tạo điều kiện cho dịch mật lắng đọng và gây sỏi.

3. Biểu hiện lâm sàng của sỏi mật

Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của sỏi mật gồm các triệu chứng:

  • Đau vùng hạ sườn phải
  • Sốt kèm theo vàng mắt vàng da tăng dần

Đây là những biểu hiện thường gặp nhất của sỏi mật, ngoài ra bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác như mệt mỏi, ăn kém, rối loạn tiêu hoá. Ở những bệnh nhân nặng có biến chứng có thể gặp các tình trạng sốc nguy hiểm đến tính mạng và cần được xử trí cấp cứu kịp thời.

Đau hạ sườn phải kèm sốt là biểu hiện thường gặp nhất của sỏi mật

4. Chẩn đoán và điều trị sỏi mật

Chẩn đoán sỏi mật chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng định hướng và xác định dựa vào các thăm dò chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính bụng chỉ ra hình ảnh sỏi trong đường mật của bệnh nhân.

Điều trị sỏi đường mật thể nhẹ chủ yếu dùng phương pháp nội khoa, tập trung vào việc thay đổi chế độ ăn giảm mỡ, tăng cường các hoạt động thể lực hàng ngày kết hợp với dùng thuốc làm nhuận mật, tăng cường thải sỏi ra khỏi cơ thể. Đối với những bệnh nhân có sỏi mật tái phát hoặc các tình trạng ứ mật nặng, sốc nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc do sỏi thì chỉ định điều trị ngoại khoa là bắt buộc.

Hiện tại, có nhiều biện pháp can thiệp đối với những trường hợp sỏi mật cần can thiệp như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ túi mật nội soi: Là một phẫu thuật nhằm cắt bỏ túi mật thông qua phương pháp nội soi, thực hiện qua nhiều đường mổ nhỏ ( 2-3 đường mổ) thay vì phương pháp phẫu thuật mở truyền thống. Với phương pháp này người bệnh sẽ hồi phục nhanh hơn, ít chảy máu, nguy cơ nhiễm khuẩn thấp hơn và thẩm mỹ hơn.
  • Nội soi mật tụy ngược dòng hay còn gọi là ERCP (Endoscopic Retrograde Cholangiopancreatography) là kỹ thuật nội soi tá tràng dưới màn tăng sáng X quang để chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường mật và tụy tạng. Kỹ thuật được tiến hành đưa catheter vào đường mật hoặc đường tụy qua máy nội soi tá tràng, qua đó bơm thuốc cản quang vào đường mật hoặc đường tụy với mục đích chẩn đoán và điều trị bệnh lý của đường mật và đường tụy.

Với những bệnh nhân có sỏi ống mật chủ sẽ được tiến hành lấy sỏi theo phương pháp này; đây là phương pháp ít xâm nhập, ít tác động vào cơ thể người bệnh, ít biến chứng hơn, thời gian lưu viện ngắn, hồi phục sức khỏe nhanh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *