Tài liệu mẫu phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang

Tài liệu mẫu phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang là một trong những bài làm văn thú vị mà các bạn học sinh lớp 11 phải làm trong chương trình Ngữ văn. Để bài viết của mình ấn tượng và độc đáo, các bạn học sinh có thể tham khảo bài mẫu dưới đây. Tuy nhiên, các bạn cần biết vận dụng một cách khoa học, tránh lạm dụng để đạt hiệu quả cao nhất!

Hình tượng các dòng sông từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào của các nhà thơ, nhà văn ở Việt Nam. Nếu như Trương Hán Siêu nổi tiếng với dòng Bạch Đằng giang, Nguyễn Tuân gắn liền dòng sông Đà, hay Nguyễn Đình Thi với con sông quê hương thì tên tuổi Huy Cận lại gắn với hình ảnh Tràng Giang. Cùng phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang để thấy được vẻ đẹp của dòng dòng sông cũng như tâm trạng của tác giả.

Phần mở bài chi tiết

Tác giả Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận. Ông sinh năm 1919 tại Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu thích thơ ca, hát ví dặm và kể chuyện thơ Nôm. Miền quê nghèo tuy còn mang dáng vẻ hoang sơ, nhưng rất đẹp và có ảnh hưởng lớn tới tâm hồn của ông. Huy Cận không chỉ là một nhà thơ, nhà văn mà còn là một chiến sĩ Cách mạng, một nhà chính trị lỗi lạc. Ông không chỉ hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế trong nước mà còn năng nổ hoạt động ở quốc tế, với nhiều đóng góp cho sự phát triển ngoại giao của Việt Nam

Sự nghiệp văn chương của ông được chia thành 2 giai đoạn, trước Cách mạng tháng 8 và sau Cách mạng.

Nếu trước Cách mạng, thơ ông thường mang nỗi buồn da diết, với thiên nhiên hiu quạnh, bao lai thì khi sang giai đoạn sau Cách mạng, thơ ông đã khởi sắc, mang màu sắc tươi mới. Những bài thơ của Huy Cận lúc này là những tác phẩm mang thông điệp ca ngợi con người và cuộc sống mới. Tuy giá trị nghệ thuật không cao nhưng lại mang ý nghĩa kêu gọi tình yêu nước và truyền cảm hứng sống sâu sắc tới người đọc.

Nhắc đến nhà thơ Huy Cận, độc giả sẽ nhớ ngay tới bài thơ Tràng Giang. Đây là một trong những tác phẩm mang đậm dấu ấn, phong cách riêng của tác giả. Tác phẩm có cách viết triết lý, hàm súc, được in trong tập Lửa thiêng, ra đời trước Cách mạng tháng 8. Nội dung bài thơ thể hiện cảnh thu 1939, của dòng sông Hồng, khi tác giả đứng trước dòng nước mênh mông. Để hiểu hơn vẻ đẹp cũng như những thông điệp suy tư trong tác phẩm, chúng ta cùng đi vào phân tích hai khổ thơ cuối bài Trang Giang nhé!

“Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

 

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Thân bài chi tiết phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang

Luận điểm 1: phân tích khổ thơ 3

Toàn bộ bài thơ là một bức tranh vẽ phong cảnh dòng sông man mác buồn. Nếu ở hai khổ thơ đầu, là hình dòng sông đìu hiu hoang vắng, cô liêu thì ở khổ thơ thứ ba, thể hiện sự chia li, buồn thương. Nhà thơ viết “bèo dạt về, đâu hàng nối hàng”. Một câu hỏi tu từ không lời đáp nhưng độc giả vẫn cảm nhận được sự lạc lõng giữa dòng sông của những cánh bèo dạt. Trôi đi vô định và không biết đi đâu về đâu, nhấn mạnh thêm nỗi sầu chia li. Hình ảnh cánh bèo nhỏ bé như càng vô định hơn giữa dòng sông mênh không một bóng người “Mênh mông không một chuyến đò ngang”. Cụm tính từ “mênh mông” được đảo ngữ lên đầu câu khiến cho không gian của dòng sông càng trở nên rộng lớn. Đã thế còn không một chuyến đò, lẫn dấu hiệu sự sống của con người. Không chỉ không có đò mà cũng không có những câu cầy. Hình ảnh vốn xuất hiện ở các dòng sông để nối tiếp người với người, nối bờ bên này với bờ bên kia, nối dài sự sống. Ở đây, chỉ còn “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Bờ xanh ở đây chính là những bãi cây lau sậy ngút ngàn hoang dại, cùng với những bãi cát váng óng ánh. Sự vật dường như cũng buồn thương, nên cứ lặng lẽ bên nhau mà không có chút xao động nào. Thật là một cảnh tượng sầu thảm. Nếu người vui vẻ mà gặp cảnh đó chắc cũng buồn lây. Nhưng có lẽ ở đây, do cái nhìn của tác giả, do tác giả đang buồn về nhân thế, về cuộc đời mà ám ảnh lên cả không gian thiên nhiên bao lao xung quanh. Giống như nhà thơ Nguyễn Du đã từng nói: “Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ”. Ở khổ thơ ba, tác giả sử dụng những từ láy ở đầu câu càng gợi tả cho người đọc những xúc cảm mạnh về một không gian buồn man mác của dòng sông thu. Nó không còn là vẻ buồn lãng mạn, êm đềm nữa mà là nỗi buồn sầu nhân thế.

Luận điểm 2: phân tích khổ thơ cuối

Càng phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang, độc giả càng thấy bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp buồn đến nao lòng. Ở hai câu thơ đầu của khổi cuối, tác giả vẽ với ngòi bút mang đậm sắc màu cổ điển:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”

Một loạt các hình ảnh mang tính ước lệ thường xuất hiện trong thơ cổ đã có mặt trong câu thơ. Đó là mây núi, gió, cánh chim, bóng chiều… Tất cả đã hội tụ lại làm nổi bật và nhấn mạnh hơn cái không khí buồn thương mênh mang của thiên nhiên lúc ngày sắp tàn. Cũng như càng khắc họa sâu sắc hơn nỗi buồn vô bờ của tác giả. Nếu đám mây mang dáng vẻ của nỗi buồn vô tận, như vũ trụ bao la. Thì cánh chim lẻ là nỗi buồn thấu tận tâm can, vô cùng sâu nặng của tác giả. Đồng thời, cánh chim còn báo hiệu hoàng hôn tới, ngày mới sắp hết. Đặc biệt nó còn cho thấy tâm thế nhỏ nhoi, cô độc giữa dòng đời của người nghệ sĩ. Đọc hai câu thơ của Huy Cận, chúng ta bất chợt liên tưởng tới hai câu thơ trong bài Chiều tối của Hồ Chí Minh “Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,/ Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không;” Ở đây, tác giả Hồ Chí Minh cũng sử dụng hình ảnh chim, mây, trời để vừa  biểu đạt vẻ đẹp buồn của ngày tàn của vũ trụ thiên nhiên, vừa gửi gắm thông điệp nỗi buồn của bản thân. Đó là những lối dùng văn phong cổ điển chúng ta thường bắt gặp trong những áng thơ ca bất hủ của người thời xưa, cũng như tâm trạng của những nhà thơ trước Cách mạng tháng 8.

Nỗi buồn ấy hóa ra không chỉ là nỗi buồn về nhân thế, mà ngay lúc này đây, nhà thơ bỗng trào dâng lên nỗi nhớ quê hương.

“Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Đứng trước dòng sông Hồng mênh mông nước, nhà thơ bỗng nhớ về dòng sông Lam tuổi thơ êm đềm. Đó là những con nước lên xuống mà xưa kia nhà thơ vẫn cùng chúng bạn vui đùa. Đặc biệt nỗi nhớ da diết ấy được khắc họa và lột tả đậm nét ở câu thơ cuối “không khói hoang hôn cũng nhớ nhà”. Thông thường, khi chiều xuống, nhìn thấy những căn nhà nổi lửa với những đám khói bếp lam chiều, sẽ dễ khiến lòng người nhớ về cố hương. Thế nhưng, ở đây nỗi nhớ của tác giả đã vượt qua cả những dấu hiệu vốn có ấy. Dù không có khói bốc lên nhưng trong tâm trí của nhà thơ vẫn cuồn cuộn lên nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương tha thiết, mãnh liệt. Thế mới biết, tình yêu quê hương của nhà thơ sâu đậm đến nhường nào. Qua đây, nhà thơ cũng thể hiện niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương. Ông cũng khát khao góp sức mình vào công cuộc xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

Đọc những vẫn thơ của tác giả Huy Cận, chúng ta cũng chợt nhớ tới những lời thơ trong bài Mới leo ra tập leo núi của tác giả Hồ Chí Minh:

“Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,

Lòng sông gương sáng, bụi không mờ.

Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh,

Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa”.

Nhìn phong cảnh thiên nhiên, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng bỗng thấy nhớ nhà, nhớ quê, nhớ bạn hiền da diết.  Dù bụi không mờ lòng sông nhưng vẫn đủ sức gợn lên trong lòng người nỗi nhớ quê rạo rực xốn xang.

Qua đây, chúng ta có thể chung cảm nhận về những người vừa là chiến sĩ vừa là thi sĩ. Trong tâm hồn họ luôn chan chứa những nỗi niềm triết lý, sâu xa, cùng với những suy tư và chiêm nghiệm. Ở họ luôn có sự kiên cường, bất khuất của một chiến sĩ nhưng cũng tràn đầy sự lãng mạn, buồn thương của một tâm hồn thi ca.

Phần kết bài chi tiết

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Trang Giang, một lần nữa giúp độc giả thấu cảm hơn một tâm hồn chiến sĩ thi sĩ. Đồng thời cũng nhận biết được cuộc sống của một gia đoạn lịch sử đất nước. Hầu hết, trước Cách mạng tháng 8, các nhà văn, nhà thơ vẫn chưa tìm được lối thoát. Họ dường như vẫn chìm đắm trong những nỗi buồn thương sầu bi của nhân thế. Họ cảm thấy cô đơn, lạc lỏng, lẻ loi giữa dòng đời và mất phương hướng. Vì thế, họ thường thấy cảnh thiên nhiên trở nên nhuốm màu tang thương, mênh mang chia ly. Và họ thường tìm thấy nỗi bình an khi nhớ về quê hương. Nhưng qua đó, các thi sĩ cũng thể hiện niềm tự hào về quê hương, cùng tình yêu quê tha thiết nồng nàn, và nỗi khát vọng muốn cống hiến cho đất nước.

Hai khổ thơ cuối của bài Tràng Giang đã thể hiện rõ phong cách thơ hàm súc, cổ điển và triết lý của tác giả Huy Cận. Để rồi những dòng thơ cuối đã trở thành những lời thơ bất hủ, ám ảnh mọi thế hệ người đọc. Với cách sử dụng các từ láy gợi hình gợi, bức tranh thiên nhiên của tác giả càng thêm thấm đượm nỗi buồn. Cùng cách đảo ngữ, khiến những nét màu trầm của thiên nhiên càng trở nên sắc nét.

Có thể nói, qua bài thơ độc giả nhận thấy một tâm hồn thi sĩ tinh tế và nhạy cảm. Nhà thơ cũng là một nghệ sĩ với ngòi bút nghệ thuật đặc sắc. Vừa kế thừa những phong cách văn học cổ điển vừa phát triển thêm những nét riêng hiện đại của bản thân. Chính vì thế, nhắc đến Tràng Giang là người ta nghĩ ngay tới Huy Cận.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *