Soạn bài Thạch Sanh trang 19 – Lớp 6 tập 1 bộ Cánh Diều chuẩn nhất

Soạn bài Thạch Sanh trang 19 – Lớp 6 tập 1 bộ Cánh Diều chuẩn nhất

Việc soạn bài Thạch Sanh trang 19 sẽ giúp các em dễ dàng nắm bắt được nội dung tác phẩm cũng như tư tưởng tác giả dân gian gửi gắm.

Câu 1: Soạn bài Thạch Sanh trang 19

Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (người bất hạnh, người thông minh, người dũng sĩ, người khờ khạo)?

Trả lời:

Thạch Sanh được xây dựng là một nhân vật anh hùng, một người dũng sĩ. Điều này thể hiện trong xuyên suốt tác phẩm. Soạn bài Thạch Sanh trang 19 có thể thấy, biểu hiện rõ nhất là ở hành động cứu công chúa và cứu hoàng tử con vua Thủy Tề.

Câu 2. Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?

Trả lời:

2.1. Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào?

Soạn bài Thạch Sanh trang 19 có thể thấy, dòng sự kiện trong truyện cổ tích Thạch Sanh gắn liền với cuộc đời chàng Thạch Sanh chính trực, hiền lành, từ lúc ra đời cho đến khi chàng có được một cuộc sống hạnh phúc.

Các em có thể tóm tắt những sự kiện chính của tác phẩm này dưới đây:

  • Sự ra đời, xuất thân của Thạch Sanh: Thạch Sanh vốn là con của Ngọc Hoàng, chàng được phái xuống đầu thai làm con của đôi vợ chồng nông dân nghèo khổ nhưng hiền lành, chân thật. Không mang thai chín tháng mười ngày như các bà mẹ khác, người mẹ mang thai mấy năm mới sinh ra Thạch Sach.
  • Sức sống mạnh mẽ của Thạch Sanh: Cha mẹ mất sớm, Thạch Sanh một mình sống dưới gốc đa, cả gia tài cha mẹ để lại chỉ có cây rìu. Rồi chàng được các thiên thần do Ngọc Hoàng cử xuống dạy cho đủ môn võ nghệ.
  • Thạch Sanh kết nghĩa với Lý Thông: Vì thấy Thạch Sanh khỏe, có thể giúp ích, nên Lý Thông lân la kết bạn.
  • Thạch Sanh bị Lý thông cướp công diệt chằn tinh: Mỗi năm, ngôi làng đều có một người bị chằn tinh lấy mạng. Năm nay đến lượt Lý Thông phải ra miếu, nhưng hắn lợi dụng lòng tốt của Thạch Sanh lừa chàng đi nộp mạng cho chằn tinh. Nhưng Thạch Sanh diệt được chằn tinh, Lý Thông liền cướp công.
  • Thạch Sanh cứu công chúa nhưng một lần nữa bị Lý Thông cướp công: Khi đi bắn đại bàng, Thạch Sanh lần theo vết máu để tìm hang ổ của chúng, nhưng phát hiện ra công chúa bị giam dưới hang. Khi Thạch Sanh xuống hang cứu công chúa thì bị Lý Thông lập mưu nhốt dưới hang.
  • Thạch Sanh cứu thái tử: Khi bị nhốt dưới hang, Thạch Sanh đã cứu được hoàng tử của vua Thủy Tề. Chàng được đền ơn, nhưng không ham vinh hoa phú quý, chỉ nhận một cây đàn.
  • Thạch Sanh bị chằn tinh và đại bàng vu oan, phải vào lao ngục: Trong lao ngục, Thạch Sanh lấy đàn được vua Thủy Tề tặng ra chơi, không ngờ rằng khiến công chúa khỏi bệnh câm. Thạch Sanh cũng được minh oan và được vua gả công chúa.
  • Thạch Sanh dùng tiếng đàn và niêu cơm khiến 18 nước chư hầu đầu hàng
  • Thạch Sanh được nhà vua truyền ngôi.

2.2. Em thích sự kiện nào nhất?

Soạn bài Thạch Sanh trang 19, em thích nhất là sự kiện Thạch Sanh cứu được hoàng tử của nước Thủy Tề, được báo ơn nhưng chỉ xin nhận cây đàn. Sự kiện này thể hiện được tính cách trượng nghĩa, khảng khái, làm việc vì nghĩa, thiện của Thạch Sanh. Ngoài ra, cây đàn cũng chính là nút thắt giúp Thạch Sanh được minh oan và kết duyên cùng công chúa.

Câu 3: Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chỉ tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.

Trả lời:

  • Thạch Sanh hiện lên là một người có tính cách nhân hậu, thật thà, độ lượng, không toan tính thiệt hơn, giúp đỡ người khác vì tấm lòng chứ không vì đền ơn. Chàng Thạch Sanh cũng luôn tin người và không bao giờ làm hại ngời khác.
  • Các chi tiết trong tác phẩm thể hiện được những tính cách của Thạch Sanh ví dụ như: Kết nghĩa với Lý Thông rồi tin lời hắn mà đi đến miếu hoang, Thạch Sanh cứu hoàng tử con vua Thủy Tề nhưng không đòi đền ơn bằng vinh hoa phú quý và đặc biệt là chi tiết, dù chàng biết rằng mẹ con Lý Thông lừa mình, nhiều lần hãm hại mình, nhưng Thạch Sanh vẫn không ghi thù, không báo thù mà thả họ về quê

Câu 4: Soạn bài Thạch Sanh trang 19, hãy chỉ ra các chỉ tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chỉ tiết này có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật Thạch Sanh?

Trả lời:

Truyện cổ tích là phương tiện thể hiện khát vọng, ước mơ của nhân dân thông qua hình tượng, tính cách nhân vật, nên thường có các yếu tố kì ảo, hoang đường. Trong truyện Thạch Sanh có thể liệt kê các chi tiết như:

  • Xuất thân của Thạch Sanh: Thạch Sanh vốn là thái tử con trời, được cho đầu thai xuống làm con của vợ chồng nông dân tốt bụng. Điều kì ảo là bà mẹ mang thai mấy năm mới sinh Thạch Sanh. Điều này là ngầm khẳng định xuất thân, thân phận cao quý của Thạch Sanh và cũng lý giải cho tài năng sau này của chàng.
  • Dù ở trần gian, Thạch Sanh lại được các thiên thần dạy đủ môn võ nghệ, đủ phép thần thông. Bởi Thạch Sanh vốn là con trời, nên có được tài năng phi thường.
  • Thạch Sanh giết chằn tinh: Từ rất lâu đời, mỗi năm người dân phải làm “mồi” cho chằn tinh. Nhưng Thạch Sanh lại giết được chằn tinh. Bởi chàng có đủ mọi phép thần thông, là người có tài năng, được Ngọc Hoàng gửi gắm xuống dân gian diệt trừ cái ác.
  • Thạch Sanh cứu hoàng tử con vua Thủy Tề, rồi được mời xuống Thủy Cung chơi. Điều này thể hiện tư tưởng “ở hiền gặp lành” của người xưa.
  • Niêu cơm thần của Thạch Sanh: Niêu cơm thần của Thạch Sanh ăn mãi không hết thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về một cuộc sống ấm no, no đủ.
  • Cây đàn thần Thạch Sanh được vua Thủy Tề tặng, giúp chàng chiến thắng 18 nước chư hầu thể hiện mong nước hòa bình của nhân dân, đồng thời nó cũng thể hiện cho tư tưởng chính nghĩa, sức mạnh của công lý, của lẽ phải.

Những chỉ tiết này có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật Thạch Sanh?

Với các chi tiết kì ảo, hoang đường, tác giả dân gian muốn nhấn mạnh xuất thân cao quý và tài năng phi thường của Thạch Sanh. Đồng thời thông qua đó thể hiện khát vọng của nhân dân về công lý, về cuộc sống ấm no và ước mơ về những điều lành, điều thiện,

Câu 5: Các chỉ tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.” cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?

Trả lời:

Soạn bài Thạch Sanh trang 19 có thể thấy, ở chi tiết kết thúc truyện tác giả dân gian đã thể hiện ước mơ của nhân dân về công lý, về quy luật bất thành văn “ở hiền gặp lành”, những người sống nhân hậu cuối cùng sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, được mọi người yêu mến. Đồng thời, kết thúc của câu chuyện cũng là lời phê phán, loại trừ cái tà ác và những kẻ vong ân bội nghĩa.

Câu 6: Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?

Đàn kêu: Ai chém chần tỉnh

Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?

Đàn kêu: Ai chém xà vương

Đem nàng công chúa triều đường về đây?

Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày

Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?

Đàn kêu: Sao ở bất nhân

Biết ăn quả lại quên ân người trồng?

(Truyện thơ Nôm Thạch Sanh)

Trả lời:

  • Đoạn thơ trên là tiếng nói nhân danh công lý, nói lên lời bênh vực những người xả thân vì việc nghĩa, vì cứu giúp người bị hại; đồng thời những lời thơ mang giọng tố cáo, kết án những kẻ gian xảo, trắng trợn cướp công của người khác lại sống bất nghĩa, bất nhân.
  • Giọng thơ nghe thật đanh thép, dứt khoát… thể hiện sự mạnh mẽ lẫn sự công tâm của một vị quan tòa. Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên giữa sự chứng kiến của quần chúng, giữa trời đất như những lời tuyên bố rạch ròi về ân oán, nghĩa tình ở đời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *