Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến đặc sắc nhất

Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến đặc sắc nhất

Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, các học sinh cần làm thực hiện bài văn phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong tác phẩm cùng tên. Các bạn ắt hẳn sẽ cần một tài liệu với đầy đủ chi tiết những luận cứ luận điểm rõ ràng để tham khảo. Thì dưới đây là bài văn mẫu, các bạn có thể vận dụng một cách khoa học cho bài văn của mình thêm phong phú và ấn tượng nhé!

Hình tượng những người lính từ lâu cũng đã trở thành một trong những đề tài thi ca lớn của nền văn học Việt Nam. Rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã khai thác hình ảnh người lính Cụ Hồ với những vẻ đẹp rất riêng. Nhưng tất cả đều toát lên sự kiên dũng, anh hùng bất khuất hy sinh vì nước vì dân. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến các bạn sẽ thấy rõ hơn về điều này.

Chi tiết phần mở bài phân tích vẻ đẹp người lính Tây Tiến

Nhà thơ Quang Dũng sinh năm 1921 mất  năm 1988. Quê ông ở Phượng Trì, Đan Phượng, Hà Nội. Sau Cách mạng tháng 8, ông tham gia bộ đội và trở thành phóng viên tiền phương của tờ báo Chiến đấu. Sau đó, ông làm Đại đội trưởng của tiểu đoàn 212 Trung đoàn 52 Tây Tiến.

Tác giả Quang Dũng là một trong những nhà thơ áo linh sắc sảo, tài hoa và trữ tình trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông được bạn bè và đồng đội biết đến là một người sống tình cảm, đôn hậu, chất phác, khiêm tốn và đạm bạc. Đặc biệt, ông không bao giờ thích khoe khoang, khoa trương, tự cao tự đại về bản thân, hay tác phẩm của mình.

Độc giả biết đến ông với phong cách sáng tạo, rất riêng trên thi đàn văn học Việt. Đó là những bài thơ mang nặng hồn đất nước nhưng với lối dùng hình ảnh và ngôn ngữ thật mới lạ và độc đáo. Tác phẩm ghi dấu tên tuổi của ông nhất chính là bài thơ Tây Tiến. Bài thơ được ông viết vào năm 1948 khi tham dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III. Tác phẩm được in trong tập Mây đầu o, khi ông đã rời đơn vị Tây Tiến.

Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến, các bạn sẽ nhận thấy đây là một sáng tác đậm chất bi tráng, hào hùng pha lẫn sự lãng mạn của người lính. Chính vì thế, tác phẩm đã được đông đảo bạn đọc yêu thích và chọn giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông.

Chi tiết phần thân bài

Luận điểm 1: Khái quát chung đoàn quân Tây Tiến

Theo nhà thơ Quang Dũng, Tây Tiến là tên đoàn quân được thành lập năm 1947. Đoàn quân này có nhiệm vụ đó là kết hợp với bộ đội Lào cùng nhau bảo vệ biên giới Việt – Lào. Từ đây, tăng cường làm hao mòn lực lượng giặc Pháp ở biên giới phía Tây. Những người lính trong đoàn quân Tây Tiến có xuất thân phần lớn là người Hà Nội. Trong đó có không ít người đang là học sinh, sinh viên. Nhà thơ Quang Dũng là Đại đội trưởng của một tiểu đội trong quân đoàn ấy. Vì thế, sau khi rời Tây Tiến để chuyển công tác sang đơn vị khác, nhà thơ đã viết nên tác phẩm này. Có thể nói, đây là lời tâm sự của nhà thơ về nỗi nhớ của mình với đồng chí, đồng đội ở quân đoàn Tây Tiến.

Luận điểm 2: Vẻ đẹp hình tượng của người lính về tinh thần vượt qua gian khổ

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Quang Dũng đã cho độc giả thấy rõ được chặng đường hành quân đầy gian lao vất vả mà đoàn quân phải đi qua.

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

Nhớ về đoàn quân Tây Tiến, tác giả nhớ ngay tới những địa danh như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông. Đó là những vùng quê khơi gợi nên sự xa xôi, hoang vu hẻo lánh. Kết hợp với các cụm từ láy giàu tính tạo hình như “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” và  điệp từ “dốc” càng nhấn mạnh đến những hiểm trở gập ghềnh, khúc khủy quanh co của chặng đường hành quân mà những người lính phải trải qua. Cùng với đó là nhịp thơ bị ngắt quãng, bẻ đôi “Ngàn thước… xuống” lột tả thêm sự hiểm nguy tột cùng. Không dừng lại đó, nhà thơ còn sử dụng hình ảnh nhân hóa “cọp trêu người”, “thác gầm thét” để khắc họa sâu sắc thêm sự rùng rợn, hoang vu và man dại của núi rừng biên giới. Đã thế, khi họ hành quân lại vào thời gian “chiều chiều”, “đêm đêm”, lúc ánh sáng mờ ảo, không rõ. Tất cả những khắc họa trên để thấy rằng, hiểm nguy luôn rình rập quanh đoàn quân. Họ phải thường xuyên đối mặt với mọi gian khổ khi phải hành quân trong chốn rừng thiêng nước độc. Miêu tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên, hiểm nguy rình rập chính là thể hiện rõ nét vẻ đẹp hình tượng của người lính Tây Tiến. Dường như càng gian khó, họ càng nỗ lực để vượt qua. Bởi thế, họ vẫn tìm thấy niềm vui trên chặng đường hành quân ấy. Hình ảnh “súng ngửi trời” không chỉ thể hiện sự cao chót vót của núi non mà còn bộc lộ tâm thế hài hước, hóm hỉnh của người lính. Họ xem nhẹ việc mình đang ở một nơi đầy rẫy hiểm nguy. Vì lạc quan, vì nỗ lực tìm thấy niềm vui trong gian khó nên trong mắt họ vẫn hiện lên những hương vị cuộc sống ngọt ngào khi thấy những căn nhà ở Pha Luong, thấy “cơm lên khói”, thấy người em Mai Châu. Những thanh bằng của câu thơ đã giúp người đọc nhận ra sự yên bình thư thái  và cả cái thở nhẹ nhõm sau những tháng ngày hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến.

Luận điểm 3: Hình tượng người lính Tây Tiến qua ngoại hình

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến độc giả không khỏi cảm thấy thú vị với miêu tả của nhà thơ về vẻ bề ngoài. Đó là một “đoàn binh không mọc tóc”. Theo như nhà thơ chia sẻ, sở dĩ mọi người không có tóc vì do hậu quả của những trận ốm sốt rét khắc nghiệt trong rừng sâu. Dù có phần không đẹp nhưng điều đó càng chứng tỏ sự gan góc, ngang tàng, ngạo nghễ của những người lính trẻ tuổi. Cùng với đó là hình ảnh “quân xanh màu lá”. Hình ảnh này theo nhà thơ thì đó vừa là màu xanh của làn da tái nhợt do bệnh sốt rét, vừa là hình ảnh lá ngụy trang, và cũng là màu xanh áo lính. Nhưng màu xanh ấy cũng là màu của tuổi trẻ, tuổi thanh xuân khi đã hy sinh thầm lặng. Kết hợp với “oai hùm” càng nhấn mạnh hơn vẻ đẹp hình tượng của người lính Tây Tiến. Dù vẻ ngoài không đẹp, dù còn mang trong người bênh tật nhưng phong thái, khí chất của họ vẫn toát lên sự mạnh mẽ, dữ dội như cọp báo. Tiếp đến, nhà thơ miêu tả ánh mắt của người lình đó là “mắt trừng”. Đó là cái nhìn đầy quyết liệt, dữ dội của như những tráng sĩ xa xưa, nhưng đồng thời cũng gợi tả khuôn mặt hốc hác, mắt thô lố do điều kiện vật chất đói kém, thiếu thốn của đoàn quân. Cụm từ “đoàn binh” cho thấy hình ảnh một tập thể quân dội đông đảo, tạo nên một sức mạnh đoàn kết vô biên. Đọc qua khổ thơ, độc giả cảm nhận người lính Tây Tiến có vẻ ngoài kỳ dị thế nhưng qua ba chữ “dữ oai hùm” có thể thấy, đàng sau vẻ ngoài ấy là một vẻ đẹp oai phong, dũng mãnh và kiên hùng của người lính Tây Tiến.

Luận điểm 4: Vẻ đẹp nội tâm của người lính Tây Tiến

Những người lính ấy rất kiên cường trong chiến đấu, không ngại gian lao vất vả và hy sinh, thế nhưng tận sâu trong tâm hồn họ vẫn là những thanh niên phố thị trẻ tuổi. Bởi thế, trong họ vẫn có nét đẹp hào hoa, phong nhã và đầy lãng mạn của chàng trai đất Thủ đô.

 

 

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,

Kìa em xiêm áo tự bao giờ.

Khèn lên man điệu nàng e ấp,

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.

Qua những câu thơ, tác giả lột tả được cái nhìn tình tứ, đắm say của các chàng trai Tây Tiến trước vẻ đẹp yêu kiều, duyên dáng của người con gái Tây Bắc. Dù ngoài kia chiến trận rất khốc liệt, chuyến hành quân còn đầy gian khổ, thế nhưng lúc này đây, trong đêm lửa trại bừng đuốc hoa của người dân Tây Bắc, những người lính Tây Tiến không giữ nổi hồn mình, mà mặc nó bay bổng, sau sưa theo không khí ấm áp tình người nơi biên cương tổ quốc. Sống ở miền Tây Bắc xa xôi hẻo lánh, nhưng tâm hồn của những chàng trai Thủ đô vẫn gửi mộng về nơi quê nhà. Với họ, “Hà Nội” mãi luôn là khung trời đầy thương nhớ, là cuộc sống bình yên bên gia đình và bên những dáng Kiều thơm. Bên những người thương của người lín Tây Tiến. Và đó cũng chính là động lực giúp những người lính càng có thêm sức mạnh để chiến đấu nơi chiến trường đầy gian khó

Luận điểm 5: Người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp của tinh thần hi sinh cao cả

Càng phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến, độc giả càng nhận ra nét đẹp vì lẽ sống cao cả của họ. Đó là những người lính Tây Tiến đầy bi hùng khi “dãi dầu không bước nữa” và “gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Nhà thơ diễn tả cái chết của người lính nhẹ tựa lông hồng. Với họ đó giống như một sự nghỉ ngơi vĩnh viễn mà thôi. Những chàng trai ấy dù vẫn còn tràn trề sức trẻ nhưng đã sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. Để rồi   “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”, “… chẳng tiếc đời xanh”, “anh về đất”. Liên tục là những hình ảnh và câu thơ miêu tả cái chết, sự hy sinh một cách nhẹ nhàng và thanh thản. Không dừng lại đó, nhà thơ còn lý tưởng hóa cái chết bằng hình ảnh như tráng sĩ xưa “áo bào”, “khúc độc hành”. Dường như đất trời thiên nhiên cũng cảm nhận rõ nỗi đau đớn mà những người lính phải chịu

Chi tiết kết bài phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến

Tác phẩm Tây Tiến là một trong những bài thơ đặc sắc miêu tả vẻ đẹp của người lính Cụ Hồ.

Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến, độc giả không chỉ cảm nhận vẻ đẹp vừa bi tráng, vừa oai hùng của người lính mà còn ẩn sâu trong đó là nét đẹp hào hoa, lãng mạn và đầy cao thượng. Bằng bút pháp nghệ thuật khắc hoạt lãng mạn và sáng tạo, nhà thơ Quang Dũng đã phác họa lên bức tranh người lính Tây Tiến vừa độc đáo, vừa ấn tượng.

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *