Phân tích “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão

Phân tích “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão

“Tỏ lòng” là một trong những tác phẩm mang đậm dấu ấn hơn cả của võ tướng Phạm Ngũ Lão. Phân tích “Tỏ lòng” là cách duy nhất để cảm nhận rõ xúc cảm của nhà thơ muốn gửi gắm. Và đó cũng là cách để thế hệ sau thấy rõ hơn hình tượng người tráng sĩ đời Trần.  

Trong lịch sử văn học Việt Nam, có rất nhiều dũng tướng rất có tài làm thơ phú. Ví dụ như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Trương Hán Siêu…. Trong đó không thể không nhắc tới võ tướng thời nhà Trần Phạm Ngũ Lão. Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255 và mất năm 1320. Ông là cánh tay đắc lực của Trần Hưng Đạo, khi đã nhiều lần góp công đánh tan quân Nguyên Mông. Dù đã ghi danh với núi sông bằng những chiến công hiển hách, bằng trí lực và tài nghệ, tuy nhiên ông vẫn canh cánh nỗi lòng của chí làm trai. Bởi vậy, vào một ngày bình tâm ngẫm nghĩ sự đời, ông đã ứng khẩu thành thơ “Tỏ lòng”. Tưởng rằng chỉ là nỗi lòng của ông nhưng hóa ra là nỗi niềm của bao thế hệ nam nhân.

Phân tích tỏ lòng chi tiết

Phạm Ngũ Lão nổi tiếng với câu chuyện bị giáo đâm vào đùi mà không hay biết khi mải suy nghĩ việc nước. Thế nhưng ông cũng được người đời biết tới là một tráng sĩ văn võ song toàn. Ngoài hăng say luyện võ nghệ, ông còn thích ngâm thơ, đọc sách. Có lẽ bởi thế mà ông dễ dàng khắc họa thành công vẻ đẹp kiên hùng của người tráng sĩ Đông A qua 4 câu thơ đặc sắc dưới đây.

Võ tướng Phạm Ngũ Lão vô cảm khi bị đâm chảy máu đùi

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

Dịch nghĩa:

“Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”

Giống như khi đánh giặc, người võ tướng không vòng vo tam quốc mà vào đề trực tiếp bằng câu thơ “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”. Có thể hiểu nôm na là cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông. Chỉ với một động tác “hoành sóc”, tác giả đã vẽ lên bức tranh người tráng sĩ đầy oai nghiêm, kiên cường. Tráng sĩ ấy hiện lên sừng sững như một tượng đài giữa không gian bao la của “ giang sơn”. Người tráng sĩ ấy không hiện lên thoáng chốc mà trường tồn ngàn thu. Hình ảnh ấy còn ẩn dụ về vận mệnh và sự bình yên của đất nước. Tráng sĩ vừa mang trọng trách lớn lao nhưng chính họ cũng là điểm tựa che chắn sóng gió cho non sông. Họ không phải là một tráng sĩ duy nhất mà là tầm vóc hào sảng của cả thời đại, là sự sục sôi của đất trời Đông A.

Người võ tướng làm thơ nên mỗi câu chữ nhả ra đều được chắt lọc vô cùng tinh túy. Nếu câu đầu toát lên thần thái, tư thế của người anh hùng thì câu tiếp theo lột tả sức mạnh của cả một đội quân hừng hực khí thế:

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

(Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)

Phân tích Tỏ lòng mới thấy tư thế sẵn sàng xung trận đã làm cho tứ thơ thật đẹp. Võ tướng Ngũ Lão đã mang tới cho người đọc bức tranh “Tam quân” độc đáo. Tuy nhiên, đó không đơn thuần chỉ về đội hình tiền quân, trung quân, hậu quân trong bài binh bố trận mà đó còn là dấu ấn ba lần quét sạch quân Nguyên Mông của nhà Trần. Lũ đầu trâu mặt ngựa, lũ gian tà hung bạo sẽ luôn bị nuốt trôi trước khí phách của anh hùng. Nhớ lại thời oanh liệt của nhà Trần. Trong khi vó ngựa Nguyên Mông giày xéo hết các châu lục, dường như làm sắp làm bá chủ thế giới, thế nhưng lại phải dừng bước trước một dân tộc Đại Việt nhỏ bé. Mà không chỉ một lần, chúng bị thua tan tác tận 3 lần. Hiển hách làm sao, oai hùng làm sao! Điều ấy, càng đúng như câu ca đầy triết lý của Trương Hán Siêu trong bài “Phú sông Bạch Đằng”: “Những người bất nghĩa tiêu vong/ Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”

Khí thế hiên ngang là thế, nhưng tận sâu trong tâm hồn các đấng nam nhi sinh vào thời loạn lạc vẫn luôn canh cánh tâm sự:

“Nam thính vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

(Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)

Không riêng gì thời loạn lạc, mà ngàn đời nay, “công danh trái” (nợ công danh) với khao khát lập công danh luôn là nỗi phấp phỏng trong lòng mỗi nam nhân. Ai cũng muốn để lại tiếng thơm cho đời. Và chăng, Phạm Ngũ Lão cũng vậy. Dù đã bao phen vào sinh ra tử với Trần Hưng Đạo. Dù tác giả đã nhiều lần ghi chiến công hiển hách nhưng vẫn chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn “công hầu danh tướng” ấy?

Âu, cũng là lẽ thường tình! Bởi thời đại ấy đòi hỏi con người phải khẳng định giá trị bản thân bằng những bản hùng ca tráng lệ. Thì lời tâm sự của võ tướng có lẽ cũng là nỗi lòng của biết bao trang nam tử đại trượng phu. Có chí nhưng chưa có thời cơ để lưu danh. Nỗi niềm ấy Phạm Ngũ Lão càng thể hiện rõ trong sự đối sánh với tấm gương Vũ Hầu Gia Cát Lượng thuở xưa. Có phân tích “Tỏ lòng” ta mới thấy, nỗi thẹn của người anh hùng cũng khác với người khác. Đó là sự hỗ thẹn của một nhân cách lớn. Nó không mang hàm ý cá nhân mà toàn tâm hướng về giang sơn xã tắc, về nghiệp lớn. Hệt như tâm trạng của nhà quân sự tài ba Nguyễn Công Trứ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”.

  • Nghệ thuật phác họa nhân vật độc đáo

Phân tích Tỏ lòng không thể không nói tới nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật của tác giả Ngũ Lão. Bằng những tính từ sắc bén, động từ sinh động, tác giả đã cho người đọc thấy rõ cả vẻ ngoài lẫn tâm tư của các tráng sĩ. Đó là sự hùng dũng mà kiên trung. Đó là khát khao mang sức trẻ cống hiến cho đất nước.

Tác phẩm được nhà thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt vô cùng điêu luyện. Có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng. Vì thế, Phạm Ngũ Lão đã dùng cách gieo vần, chơi chữ độc đáo. Tuy số lượng chữ ít ỏi nhưng lại đạt tới độ hàm súc cao. Không nói nhiều nhưng người nghe vẫn hiểu hết cả một giai đoạn lịch sử. Không dài dòng văn tự như người nghe vẫn cảm hết cả tâm tư của một thế hệ con người. Kết hợp với lối so sánh độc đáo “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. Sẽ không ít người đặt câu hỏi, tại sao lại là chuyện Vũ Hầu mà không phải chuyện ai khác. Bởi Vũ Hầu trong lịch sử chính là Khổng Minh Gia Cát Lượng. Đây là nhân vật tài trí đức độ hơn người. Ông đã có côn lớn giúp vua Lưu Bị của nhà Hán khôi phục vương triều. Phạm Ngũ Lão sánh mình với Vũ Hầu không phải ngộ nhận mình tài giỏi như ông ấy. Mà cốt để thấy những điều mình chưa làm được. Trong khi Vũ Hầu đã giúp Lưu Bị bao việc, thì Ngũ Lão vẫn chưa làm gì lớn lao cho Trần Hưng Đạo. Bởi vậy, ông thực sự cảm thấy “luốn thẹn” với ngay cả cái tên “Vũ Hầu”.  “Tỏ lòng” không chỉ là lời tâm sự riêng của võ tướng Ngũ Lão mà còn là ý chí chung của những tráng sĩ thời Trần. Quả thực, nếu sinh ra vô danh vô nghĩa thì hổ thẹn làm sao khi nghe chuyện cố nhân. Có lẽ vậy “Tỏ lòng” sẽ mãi là khúc tráng ca hào hùng ngợi ca vẻ đẹp con người và thời đại. Tác phẩm sẽ tồn tại mãi cùng với dòng trôi chảy của thời gian.

Kết bài

Theo dòng chảy thời gian, hình tượng người tráng sĩ khắc trên vai hai chữ “sát Thát” năm nào giờ chỉ còn vang bóng. Tác giả Phạm Ngũ Lão cũng đã trở thành cố nhân. Thế nhưng, phân tích Tỏ lòng để thấy rằng dù con người đã ra đi nhưng những thông điệp nhân văn trong tác phẩm vẫn còn mãi. Đặc biệt với các đáng nam nhi. Bài học về chí làm trai không chỉ trong ngày một ngày hai mà là muôn đời. Nếu sinh ra là phận làm trai thì hãy luôn suy nghĩ đến những việc làm cao đẹp. Hãy đừng quẩn quanh những thói hư tật xấu. Hãy tự rèn dũa cho mình chí khí anh hùng. Để không chỉ lưu danh với non sông mà còn thể hiện bản ngã của đấng quân tử, bậc trượng phu. Tác phẩm “Tỏ lòng” như là lời kêu gọi, lời thúc giục gửi gắm tới thế hệ người con đất Việt. Để con cháu muôn đời tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc. Đồng thời là bài học đáng quý, giúp thế hệ trẻ ngày nay bồi dưỡng nhân cách và lý tưởng sống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *