Phân tích sông Đà trữ tình và hung bạo chi tiết nhất 2021

Phân tích sông Đà trữ tình và hung bạo chi tiết nhất 2021

Tài liệu phân tích sông Đà trữ tình và hung bạo dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ nội dung, giúp các bạn học sinh làm văn hiệu quả. Hãy vận dụng khả năng sáng tạo của bản thân để viết nên những áng văn hay các bạn nhé!

Thiên nhiên luôn là một trong những đề tài khơi gợi cho các nhà văn, nhà thơ nhiều cảm hứng sáng tác. Trong đó, hình tượng các dòng sông luôn được  văn chương ưu ái miêu tả nhiều. Nếu như Hoàng Phủ Ngọc Tường nổi tiếng với dòng sông Hương thơ mộng, cổ kính thì Nguyễn Tuân lại được độc giả nhớ đến với sông Đà. Bài phân tích sông Đà chi tiết dưới đây, sẽ phần nào giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp trữ tình và hung bạo của dòng sông Đà huyền thoại.

Mở bài

Nguyễn Tuân có quê gốc ở Hà Nội. Nhà văn có sở trường về viết tùy bút và ký. Thời gian đầu, các tác phẩm của ông xoay quanh những chủ đề về sự hoài niệm cái đẹp xưa cũ, về chủ nghĩa thoát ly “xê dịch”. Lúc này, trong chế độ cũ, ông cũng dùng văn chương dể lên án và phê phán lối sống trụy lạc, tầm thường. Đến khi Cách mạng thành công, ngòi bút của ông hướng về đề tài yêu nước, ca ngợi vẻ đẹp của con người và thiên nhiên. Qua ngôn ngữ của nhà văn, có thể thấy ông là một người uyên bác, tài hoa. Văn ông thể hiện con người ông đó là một người rất “ngông” và cá tính.

Đặc biệt, hình tượng dòng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà. Vẻ đẹp đối lập vừa hùng vĩ, dữ dội vừa trữ tình, lãng mạn được nhà văn phác họa trong tác phẩm đã trở thành huyền thoại. Nó khiến những ai đọc tác phẩm đều ước ao phải một lần đến tận nơi để nhìn ngắm dòng sông Đà có một không hai.  Có thể nói, phân tích sông Đà chính là phân tích hành trình đi tìm thứ vàng mười trong thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Tuân.

Thân bài chi tiết phân tích sông Đà

  • Luận điểm 1: dòng sông Đà hung bạo

Phân tích sông Đà, độc giả có thể nhận ra, ngay từ những câu đầu giới thiệu, nhà văn đã nhân hóa dòng sông thành một con người có nguồn gốc, có số phận và sự trưởng thành. Cụ thể đó là theo như Nguyễn Tuân viết thì sông Đà được khai sinh ở huyện Cảnh Đông – Vân Nam – Trung Quốc. Sau đó, để lớn lên dòng sông đã nhập quốc tịch Việt Nam rồi cứ thế sống mãi ở đấy.

Sau khi đã cung cấp lai lịch dòng sông cho người đọc, tác giả liền nói ngay tới vẻ đẹp dữ tợn, hung bạo của sông Đà. Ông miêu tả: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, có chỗ vách đá “chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu”. Thật là một sự so sánh tài tình. Nó tại hiện sự thu hẹp đột ngột của dòng sông, gây ra người đọc cảm giác khó thở, ngột ngạt. Hơn nữa, “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời” càng khiến cho cảnh quan dòng sông trở nên vừa rợn ngợp, vừa âm u hùng vĩ.  Không dừng lại đó, tác giả còn mang tới cho độc giả cảm giác lạnh lẽo, khi mô tả chi tiết: “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Sự thay đổi đột ngột, bất ngờ, sự mù mịt, âm u, hoang vắng khiến độc giả run rẩy, tê tái vì sợ hãi.

Vẻ hung bạo của sông Đà không dừng lại đó mà tiếp tục dữ dội hơn ở đoạn mặt ghềnh Hát Loóng: “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”. Đọc đoạn văn này, độc giả vô cùng thích thú với kiến thức địa lí uyên bác, sâu rộng và cách dùng từ độc đáo hấp dẫn của nhà văn. Câu văn dài nhưng nhà văn đã cắt đoạn thành nhiều ý nên không hề khiến người đọc chán nản. Ngoài ra, sự trung điệp về câu từ cấu trúc càng tăng thêm nhịp điệu nhanh, gấp gáp như khi con người ta đang trực tiếp đứng trước sóng, gió, nước và đá… Tất cả các hiện tượng thiên nhiên, quy tụ lại và chứa đầy sự gian nguy. Vẻ hung bạo của dòng sông công ghê rợn hơn bởi sự xuất hiện của những cái hút nước. Nhà văn đặc tả, những cái ông hút đó có âm thanh thật đáng sợ: “ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”. Đó là thứ thanh âm kỳ quái, như phát ra từ cổ họng một con quái vật. Bên canh đó, hình ảnh “đàn quạ bay lừ lừ trên những cái hút nước” ấy khiến độc giả không thể không nghĩ tới những điều chết chóc, không may mắn. Thật là một nhà văn có một không hai. Có lẽ chưa nhà văn nào lại có cái nhìn vừa hóm hỉnh vừa khác lạ như Nguyễn Tuân. Ông phải có nhiều kinh nghiệm sống lắm, ông phải hiểu biết nhiều lĩnh vực lắm và có tài quan sát lắm mới có thể đưa ra những ví von “chất như nước cất” như vậy.

Người ta thường bảo “khẩu phật tâm xà”. Nhiều người miệng nói điều tốt đẹp nhưng tâm địa lại vô cùng xấu xa. Bởi thế, không dừng ở việc miêu tả vẻ ngoài hung bạo của “con người” sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân còn lột trần tâm địa hiểm độc của dòng sông này. Điều đó, được nhà văn mô tả rõ rệ trong cách dòng sông “bày các trùng vi thạch trận”. Phân tích sông Đà đến đây, người đọc càng khâm phục bút pháp nhân hóa tuyệt tác của nhà văn. Ở đây, ông đã hô biến những hòn đá ở dòng sông cũng mang diện mạo, tính cách của con người. Ông miêu tả từ xa tới gần. Đó là tiếng nói của thác đá cứ “réo gần mãi lại, réo to mãi lên”. Tiếng nói ấy hiện lên với nhiều tâm trạng, cảm xúc. Đó là có khi “oán trách”, có lúc “van xin” nhưng cũng có tiếng thể hiện sự “khiêu khích”, “chế nhạo”. Dưới con mắt của nhà văn, thạch địa ấy chẳng khác nào con người với muôn vàn tâm tư toan tính. Xa đã thế, khi đến gần còn ghê gớm hơn bởi những hòn đá kia thể hiện rõ trên khuôn mặt với muôn hình vạn trạng như “nhăn nhúm”, “méo mó”, “hất hàm”, “oai phong”, “bệ vệ”. Đặc biệt, chúng còn biết bày binh bố trận “mai phục”, “chặn ngang”, “đánh tan”, “tiêu diệt”, đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”. Chúng linh họa biến hóa với việc chia thành nhiều cửa để bao vây, bắt bằng được quân thù. Qua đoạn này, độc giả càng nhận rõ tâm địa độc ác của dòng sông. Đồng thời nhận ra dòng sông vô cùng mưu mô, xảo quyệt với nhiều dự tính khôn lường.

  • Luận điểm 2: dòng sông Đà trữ tình

Phân tích sông Đà hung bạo, độc giả toát mồ hôi, gấp gáp, vội vàng bao nhiêu thì khi đến với vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn của dòng sông, người đọc lại chậm rãi, êm ả bấy nhiêu. Nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả hình ảnh sông Đà nhìn từ trên tàu bay: “tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình … đốt nương xuân”. Dòng sông lúc này được ví von như hình tượng người con gái đang ngồi chải tóc. Mà thú vị hơn, áng tóc đó không phải tóc ngắn cá tính mà là dài mượt mà, thướt tha của người thiếu nữ đang căng tràn sức xuân. Không chỉ miêu tả thân thể, dáng vóc của dòng sông, tác giả còn cho biết cả sự đổi màu theo mùa độc đáo. Quả thực, nếu không có Nguyễn Tuân, người dân Việt Nam sẽ không biết đến một dòng sông thi vị đến vậy. Đó là khi hai bên dòng sông xuất hiện sắc trắng hoa ban tinh khiết, hay màu đỏ ngọt ngào cả hoa gạo đan xen cùng làn khói mờ ảo… Tất cả khiến cho dòng sông như vừa mới bước ra từ miền cổ tích bí ẩn. Không những vậy, chính dòng sông cũng thay đổi màu sắc theo mùa. Nếu như mùa xuân là nước chảy êm đềm với màu xanh ngọc bích thì mùa thu lại lừ đừ trôi với sắc đỏ như người say rượu. Thật là một sự ví von vừa sinh động, vừa thế tế nhưng cũng không kém phần ưu tư, lãng mạn.

Vẻ đẹp trữ tình, dịu dàng, thơ mộng của dòng sông còn được nhà văn phác họa qua cảnh sắc ven sông. Để làm nổi bật sự tĩnh lặng, yên bình của dòng sông lúc này, nhà văn đã lấy động để tả tĩnh. Ông cho biết rằng, chỉ có tiếng quẫy đuôi của cá dầm xanh cũng đủ làm đàn hươi giật mình ngơ ngác. Càng về hạ lưu, dòng sông càng trưởng thành hơn , đặc biệt khi nhập quốc tịch Việt Nam, dòng sông trở nên thật hiền hòa, êm đềm. Mặc dù không miêu tả nhiều nhưng chỉ cần câu nói “Thuyền tôi trôi trên sông Đà” cũng đủ để nhà văn lột tả được sự lững lờ, sự thanh bình của dòng sông.

Kết bài

Phân tích sông Đà dù với vẻ đẹp hung bạo hay trữ tình đều kích thích độc giả khát khao một lần đến tận nơi để chiêm ngưỡng dòn sông độc đáo ấy. Với việc sự dung linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, liên tưởng, điệp từ điệp ngữ… cộng với vốn từ ngữ uyên thâm, độc đáo từ nhiều lĩnh vực, tác giả Nguyễn Tuân đã thành công rực rỡ với hình tượng dòng sông Đà. Qua đây, độc giả cũng có thể hiểu hơn tình cảm yêu quê hương đất nước, đam mê cái đẹp của nhà văn. Có yêu lắm, có thích lắm, tác giả mới có thể nghĩ ra được những câu từ, hình ảnh độc đáo, khác biệt và ấn tượng như vậy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *