Phân tích Lưu Biệt Khi Xuất Dương của Phan Bội Châu

Phân tích Lưu Biệt Khi Xuất Dương của Phan Bội Châu

Phân tích Lưu Biệt Khi Xuất Dương sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vẻ đẹp của các chí sĩ và khát vọng của con người trong buổi đầu tìm đường cứu nước. 

Phan Bội Châu là nhà nho nuôi ý tưởng tìm đường cứu nước mới đầu tiên. Ông học hành thi cử không để làm quan mà chính là muốn trang bị hiểu biết và uy tín cho hoạt động cách mạng. Lưu Biệt Khi Xuất Dương chính là tác phẩm mà ông sáng tác khi tìm đường cứu nước. Nội dung bài thơ thể hiện rõ vẻ đẹp của các chí sĩ và khát vọng buổi đầu tìm đường cứu nước. Để hiểu rõ hơn về nội dung ẩn chứa bên trong, mời bạn cùng phân tích Lưu Biệt Khi Xuất Dương

Khái quát về tác phẩm Lưu Biệt Khi Xuất Dương 

Phan Bội Châu là chí sĩ đầu tiên dùng văn chương để tuyên truyền cách mạng. Trong các tác phẩm thì, Lưu Biệt Khi Xuất Dương được xem là xuất sắc nhất. Ông viết bài thơ này vào bữa cơm ngày Tết lúc chia tay với các đồng chí, bạn bè trước khi sang Nhật vào năm 1905. Nội dung chính của bài thơ là ý tưởng lớn lao của tác giả. Cùng với đó là quyết tâm cao độ ra đi tìm được cứu nước. 

Phan Bội Châu là chí sĩ yêu nước

Phân tích Lưu Biệt Khi Xuất Dương chi tiết 

Thời xưa, nam nhi phải có công danh sự nghiệp thì mới đáng làm trai. Chí làm trai được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm ở chế độ phong kiến. Muốn trở thành bậc nam chi được công nhận thì cần có danh vọng và lập được công trạng. Nam nhi phải vẫy vùng khắp năm châu, bốn bể để chứng minh bản lĩnh, tài năng. Trong bài thơ của chính mình, Phan Bội Châu đã khẳng định quan điểm này thông qua các câu thơ

Sinh vi nam tử yếu hi kỳ

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di

Chúng ta có thể tạm hiểu là: làm trai phải lạ ở trên đời, há để càn khôn tự chuyển đời. 

Những câu thơ này đã thể hiện được quan điểm của ông về chí làm trai. Ở đời, làm trai phải lạ tức là phải sống khác người để tạo sự riêng biệt. Lạ ở đây không phải là lạ lùng mà có nghĩa là hiểm hách, phi thường,… Nam nhi cần phải sống chủ động, không được nản chí cho dù ở hoàn cảnh nào. Bản thân cần phải dám đối mặt với đất trời, càng khôn để khẳng định ý chí và phấn đấu đạt được giấc mộng của chính mình. 

Thông qua những câu thơ này, tác giả còn thể hiện khát vọng xoay chuyển càn khôn. Không để càn khổ tự chuyển dời mang ý nghĩa thể hiện sự chủ động không khuất phục trước hoàn cảnh, số phận. Nhờ đó, con người sẽ thể hiện được năng lực, tài năng và ý chí của chính mình. Con người mặc dù nhỏ bé giữa trời đất nhưng phải là đấng nam nhi hiên ngang, ngạo nghễ. 

Ư bách niên trung tu hữu ngã 

Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy

Hai câu này tạm dịch là: Trong khoảng trăm năm cần có tớ – Sau này muôn thuở, há không ai. 

Phân tích Lưu Biệt Khi Xuất Dương, chúng ta sẽ thấy Phan Bội Châu muốn cống hiến sức mình cho đất nước làm nên những điều phi thường để lưu danh vào thiên cổ. Đời sống khoảng trăm năm hà cớ gì không sống trách nhiệm, chủ động và tích cực. Ông khẳng định bản thân sẽ không vì lợi ích cá nhân mà phải luôn nghĩ đến cái chung lớn lao hơn. 

Trong hai câu thơ này, tác giả còn dùng sự đối lập giữa vô hạn của thời gian và hữu hạn của đời người. Nó làm nổi bật lên điều mà ông muốn khẳng định. Con người sống trên đời trong thời gian có hạn nên đừng để nó trở thành vô nghĩa. Cuộc đời thanh niên là phải biết góp sức mình trong công cuộc cứu nước. 

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si

Đất nước bị xâm lược, nếu chúng ta không đứng lên thì sống thêm nhục. Lúc này, nhiệm vụ giải phóng dân tộc sẽ được dân tộc ta đặt lên hàng đầu. Nước mất nhà tan thì sách vở cũng chẳng còn ý nghĩa. Việc làm quan trọng nhất là tìm đường đi cho đất nước thoát khỏi sự xâm lược. 

Là người yêu nước nên Phan Bội Châu vẫn mong muốn phong trào Đông Du gặt hái được thành công giúp ích nước nhà. Đồng thời, nó cũng muốn thức tỉnh những con người có lòng yêu nước. 

Con đường ra đi tìm đường cứu nước vô cùng khó khăn

Nguyện trục trường phong Đông hải khứ

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi

Hai câu thơ kết đã phần nào thể hiện sự quyết tâm cao độ của Phan Bội Châu. Ông muốn theo đuổi ngọn gió dài qua biển Đông, giữa muôn trùng sóng bạc. Hình ảnh con sóng, bể Đông đã gợi lên ý chí vô cùng lớn lao. Thêm vào đó, chúng ta sẽ cảm nhận được hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Tác giả vì lý tưởng lớn mà quên đi những thử thách, những gian khó. Vì lòng yêu nước luôn sục sôi nên tinh thần chiến đầu của ông rất mạnh mẽ. Trong bối cảnh ấy, nếu như tìm được con đường cứu nước mới thì dân tộc sẽ được tự do. 

Lời kết

Bài thơ được tác giả viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với ngôn từ đầy mạnh mẽ và giọng điệu hào hùng. Qua đó, Phan Bội Châu đã phần nào thành công lay động lòng yêu nước của thanh niên. Đồng thời, tác phẩm còn thể hiện mong muốn của nhân vật trong công cuộc ra đi tìm đường cứu nước. Như vậy, thông qua việc phân tích Lưu Biệt Khi Xuất Dương từ website phantich.com.vn mọi người đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ.  

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *