Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù

Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù

Trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các bạn học sinh cần phải làm bài phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù. Đây là một bài làm văn khá quan trọng trong bài kỳ kiểm tra, kỳ thi. Do vậy, các bạn muốn tìm tài liệu tham khảo, nhằm nâng cao điểm số cũng như hiệu quả bài viết. Dưới đây là tài liệu mẫu hay nhất, các bạn có thể vận dụng để bài làm của mình sáng tạo và độc đáo hơn nhé!

Mỗi tác phẩm văn học theo thể loại truyện ngắn, tiểu tuyết hay ký sự, luôn để lại trong lòng độc giả những tuyến nhân vật độc đáo cùng những tình huống truyện đặc sắc. Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù, các bạn sẽ cảm nhận rõ hơn về sự khác biệt và ấn tượng này.

Mở bài

Tác giả Nguyễn Tuân sinh năm 1910 mất 1987. Ông sinh ra và lớn lên ở Hàng Bạc, Hà Nội. Thủa thiếu thời, gia đình ông rất khó khăn, phải lưu lạc nhiều tỉnh thành khác nhau để mưu sinh, kiếm sống. Vì sinh ra trong lúc đất nước loạn li, đất nước chia cắt trong cảnh lầm than nên nhà văn Nguyễn Tuân sớm có tinh thần dân tộc và ý thức yêu nước.  Nhà văn Nguyễn Tuân ghi dấu ấn trong lòng độc giả bởi phong cách nghệ thuật sáng tác khác biệt và độc đáo.

Phong cách sáng tác của ông trước Cách mạng tháng 8, được gói gọn trong chữ “ngông” với 3 chủ đề chính là “Chủ nghĩa xê dịch”, “Vang bóng một thời” và “Đời sống trụy lạc” thì sau Cách mạng, ngòi bút của ông đã hoàn toàn thay đổi. Lúc này, tâm hồn cũng như những sáng tác của nhà văn đều hướng về phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc. Ông thường xuyên viết các đề tài về tình yêu quê hương đất nước, cổ vũ người dân lao động trong sản xuất và chiến đấu. Hầu hết mọi tác phẩm của ông đều mang những giá trị nghệ thuật và giá trị nhân văn triết lý sân sắc. Mang tới cho độc giả những rung cảm và cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp của văn hóa và con người của đất nước.

Có thể nói, nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ là một người viết văn mà còn là một nghệ sĩ đích thức với tâm hồn yêu cái đẹp tha thiết. Ông luôn hướng về cái đẹp với cả trái tim mình. Chính vì thế, văn chương của ông đã vẽ khắc họa nên những cảnh tượng và bức chân dung đẹp đến vi diệu. Trong đó, nổi tiếng nhất phải kể đến cảnh tượng hay tình huống cho chữ trong ngục tối ở tác phẩm tiêu biểu Chữ người tử tù.

Cùng phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù, độc giả sẽ thấy đây là một cảnh tượng xưa nay hiếm. Cảnh tượng ấy không chỉ mang giá trị nghệ thuật độc đáo và còn có giá trị nhân văn sâu sắc.

Phần thân bài 

Luận điểm 1: Giới thiệu hoàn cảnh dẫn đến tình huống cho chữ

Để đi vào phân tích cảnh cho chữ, trước hết các bạn cần khái quát qua về hai nhân vật chính trong tình huống ấy. Đó là tử tù Huấn Cao và viên quản ngục.

Theo giới thiệu của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn cao hiện lên là một anh hùng thời loạn. Ông là người trượng phu, dám khởi nghĩa chống lại triều đình để ra sức bảo vệ dân đen. Không chỉ là một người chính trực, văn võ song toàn mà Huấn Cao còn nổi tiếng là một nghệ sĩ tài hoa bậc nhất với tài viết chữ nổi tiếng khắp tỉnh Sơn Đông. “Trong đó, tôi nhận thấy tên đứng đầu bọn phản nghịch là Huấn Cao. Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?”. Tuy nhiên Huấn Cao lại có nguyên tắc sống vô cùng riêng biệt. Ông chỉ cho chữ những người mà ông yêu quý, trân trọng. Tuyệt nhiên, Huấn Cao không bao giờ chịu quỳ gối trước tiền tài, uy quyền để cho chữ.  Bởi Huấn Cao là một người vô cùng yêu cái đẹp, thích sự tự do phóng khoáng và trân quý sự lương thiện.

Cùng xuất hiện với Huấn Cao là viên quản ngục. Mặc dù làm nghề cai ngục chỗ tăm tối nhất của xã hội, nhưng ông thực là một người tử tế. Ông biết quý trọng người tài và cũng là một tâm hồn hết mực yêu cái đẹp. Tuy rằng suốt ngày ở trong ngục tối để đe nẹt lũ cặn bã của xã hội nhưng viên quản ngục lại luôn mang trong mình khát khao được xin chữ của Huấn Cao. Ông thực sự cảm phục trước tài năng và đức độ của người tử tù.

Chính bởi hai con người ấy có cùng tình yêu với cái đẹp, cùng xuất hiện trong cảnh tù lao nên tình huống truyện đặc sắc đã diễn ra. Tử tù Huấn Cao sau khi biết viên quản ngục, giống như bông hoa sen trong bùn đen, dù sống nơi hôi tanh nhưng vẫn giữ nếp sống thanh cao thì đã đồng ý cho chữ. Và rồi cảnh tượng ấy đã xảy ra…

Luận điểm 2: Diễn biến cảnh  cho chữ

Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù, các bạn cần nhấn mạnh về không gian và thời gian diễn ra tình huống ấy.

“Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vắng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói toả như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc toả cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa”.

Đọc đoạn văn, chúng ta có thể thấu cảnh cho chữ này diễn ra vào giữa đêm khuya thanh vắng. Đặc biệt hơn, đó là đêm cuối cùng Huấn Cao ở lại trong ngục, trước khi con người nghĩa hiệp, tài hoa ấy phải thi hành án xử tử.

Còn về không gian, thì vô cùng đặc biệt. Thông thường, người ta thấy cảnh cho chữ chỉ diễn ra ở một thư phong trang nhã, linh thiêng với hương thơm ngào ngạt cùng ánh đèn soi tỏ. Hoặc ở một khuôn viên vườn hoa rộng rãi, sạch sẽ với tiếng nhạc du dương. Thế nhưng, ở đây ngược lại hoàn toàn. Không gian cho chữ là nơi ngục tù tăm tối ẩm thấp. Nơi được xem là đáy của xã hội. Ở đó, nền đất không chỉ ẩm mốc mà còn bốc mùi hôi thối với đủ loại phân chuột phân gián. Và được soi tỏ dưới ánh sáng của một ngọn đuốc.

Không gian, thời gian đã khác biệt, nhưng những con người thực hiện cảnh tượng đó còn khác lạc hơn. Trong khi người cho chữ, mặc dù bị gông cùm nhưng vẫn tự tại, oai phong ung dung phóng bút với những nét chữ điêu luyện, đẹp tuyệt trần. Thì viên quản ngục và thầy thơ, những người đang tự do về mặt thể xác lai cúi đầu, khúm núm, đón nhận tranh chữ như một đặc ân từ người tử tù.

Sau khi cho chữ, tử tù Huấn Cao còn khuyên nhủ viên quản ngục về cách sống. Ông khuyên quản ngục hãy làm nghề khác, rồi trở về với thiện lương. “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người…. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.”

Luận điểm 3: Lí do khẳng định đây là cảnh “xưa nay chưa từng có”

Phân tích cảnh cho chữ không thể không giải thích tại sao, nhà văn Nguyễn Tuân khẳng định đây là cảnh “ xưa nay chưa từng có”

Một là, chúng ta nhận thấy không gian cho chữ khác thường. Thông thường, cảnh cho chữ sẽ chỉ diễn ra nơi cái đẹp ngự trị, nơi tôn nghiêm nhưng ở đây là nơi dung thân của điều ác. Đây là nơi tận cùng của xã hội, giam giữ những tên tù tội và bị tước quyền làm người.

Hai là, thường khi sáng tác nghệ thuật, người nghệ sĩ sẽ phải ở trong tư thế tự do, thoải mái. Nhưng ở đây, Huấn Cao lại ngược lại. Ông ở trong tư thế bị xiềng xích với cái án tử hình treo lửng lơ trên đầu.

Ba là, người xin chữ không phải là dân đen, người thấp cổ bé họng. Mà là một người có chức quyền cao vọng trọng. Là một người có vị thế hơn, có quyền uy hiếp hơn tên tử tù kia. Thế nhưng, viên quản ngục khi xin chữ lại tỏ ra sợ sệt, khúm núm trước một tên tử tử dưới quyền mình. “Tên tù viết xong một chữ, tên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy và đĩnh đạc…”

Luận điểm 4: Ý nghĩa của cảnh cho chữ

Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù, đến đây chúng ta không thể không nhắc tới ý nghĩa sâu sắc của cảnh tượng này.

Một là, cảnh tượng này đã ca ngợi tấm lòng thiện lương, yêu cái đẹp của hai nhân vật viên quản ngục và Huấn Cao.

Hai là, cảnh cho chữ ấy đã ngợi ca và tôn vinh sự chiến thắng vẻ vang của cái đẹp dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Qua hình ảnh ánh sáng từ bó đuốc, đã soi sáng cả một vùng tối tăm của chốn lao tù. Đó cũng chính là vẻ đẹp của cảnh cho chữ đã toát ra và xóa nhòa đi mọi sự xấu xa, hôi thối.

Ba là, qua việc khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của tử tù Huấn Cao, đã gửi gắm thông điệp về gu thẩm mỹ và quan niệm về cái đẹp của nhà văn. Qua nhân vật Huấn Cao, độc giả cảm nhận được rằng nhà văn Nguyễn Tuân rất yêu và trân quý cái đẹp. Và những ai biết yêu và quý trọng cái đẹp đều có bản tình lương thiện, là người tử tế. Có thể có nhiều người do hoàn cảnh xô đầy mà phải sống trong cảnh bùn dơ, nhưng tận sâu trong tâm hồn họ vẫn tốt bụng và thanh cao. Và hơn hết, cái đẹp có thể giúp con người gột rửa và làm sạch tâm hồn.

Phần kết bài chi tiết

Trong phần kết bài phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù, chúng ta một ;ần nữa khẳng định lại vẻ đẹp hoàn mỹ của tình huống này. Đây là một cảnh tượng không chủ mang giá trị nghệ thuật độc đáo mà còn giá trị nhân văn đặc sắc.  Qua đây, nhà văn đã gửi gắm quan điểm và thông điệp của tác giả trước cái đẹp, về sự thiện lương và tử tế của con người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *