Với tâm hồn nghệ sĩ đầy lãng mạn, Tố Hữu đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm. Trong đó, Khi Con Tu Hú được xem là bài thơ nổi bật nhất của ông. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa cũng như thủ pháp nghệ thuật thì hãy cùng phân tích bài thơ Khi Con Tu Hú chi tiết hơn qua chia sẻ dưới đây. 

Khái quát về tác giả, tác phẩm Khi Con Tu Hú

Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành sinh năm 1906 và mất vào năm 2002. Ông sinh ra tại thành phố Huế mộng mơ nên tâm hồn thơ ca đã được nuôi dưỡng từ bé. Sau CMT8 thành công, ông đã được giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng về phương diện văn hóa nghệ thuật. Năm 1996, nhà thơ Tố Hữu đã được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Là con người lãng mạn nên các tác phẩm của ông đều mang tính trữ tình. 

Khi Con Tu Hú là bài thơ được Tố Hữu sáng tác khi bị bắt giam vào năm 1939. Nội dung chính là lời ca tâm tình của tác giả về tình yêu quê hương và khát khao tự do cháy bỏng. 

Bài mẫu Phân tích bài thơ Khi Con Tu Hú

Bài thơ tuy ngắn nhưng đã để lại rất nhiều cảm xúc cho người đọc. Không chỉ là cảnh bức tranh mùa hè được miêu tả chân thực mà còn là lời tâm tình đầy cảm xúc của tác giả. 

  • Đoạn đầu là cảnh đất trời khi vào hè

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần

Mở đầu bài thơ, tác giả lấy ngay hình tượng con tu hú để diễn tả cảnh vật. Không những thế, hình ảnh này còn mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc ẩn chứa phía sau. Tiếng tu hú là dấu hiệu của mùa hè nhưng cũng là lời kêu gọi tha thiết của tác giả khi trong chốn lao tù. Tiếng chim tu hú đã đánh thức tâm hồn của nhà thơ khi lúa chiêm đang chín và trái cây ngọt dần. Tác giả sử dụng từ “đương” thay vì từ “đang” để diễn tả mùa hè đang đến dần. Điều này cho thấy tác giả muốn níu giữ mùa hè một cách chậm rãi, chẳng muốn nó trôi qua nhanh như vậy. 

Bức tranh mùa hè hiện lên tuyệt đẹp

Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Chưa dừng lại ở đó, bầu trời còn tràn ngập âm thanh và màu sắc vô cùng bình dị. Vườn râm dậy tiếng ve ngân cùng bắp rây vàng hạt đầy sân là những hình ảnh vô cùng mộc mạc diễn ra hằng ngày nhưng khi đi vào lời thơ lại đẹp vô cùng. Hình ảnh ấy tùy xuất hiện mỗi ngày thế nhưng nhân vật ấy chẳng thể nhìn thấy. Điều này đã phần nào bày tỏ mong muốn tự do của tác giả. Trong chốn lao tù ấy, tác giả có lẽ rất ước ao việc nhìn thấy bầu trời, cảm nhận thiên nhiên. 

Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không

Hai câu thơ tiếp theo vẫn là hình ảnh của thiên nhiên. Bầu trời cùng đôi con diều sáo được miêu tả vô cùng chân thật. Bầu trời trong xanh được điểm xuyết thêm hình ảnh con diều sáo vô cùng đẹp đẽ. Hình ảnh này là biểu tượng cho khát khao được tự do, bay bổng. Nhà thơ yêu thiên nhiên và muốn hòa cùng thiên nhiên. Chỉ có những người yêu thiên nhiên sâu sắc mới có thể miêu tả chân thật đến vậy. Thực tế, khi ở chốn lao tù nhà thơ chẳng thể nào nhìn thấy nhưng ông vẫn có thể cảm nhận mọi thứ bằng các giác quan khác.  Khung cảnh mùa hè của làng quê đã được hiện lên vô cùng ấn tượng và đẹp đẽ.

  • Đoạn cuối chính là tâm trạng của người chiến sĩ

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Sau khi đã tả cảnh mùa hè, tác giả bắt đầu thể hiện tâm trạng của chính mình. Nhìn thiên nhiên, tác giả lại thấy đau xót cho thân mình. Ngoài kia, chim trời tự do nhưng tại sao con người lại bị chôn vùi trong chốn ngục tù. Hình ảnh thiên nhiên mùa hè hiện lên qua tâm hồn của nhà thơ cho thấy được khát vọng tự do không thể kìm nén. 

Người chiến sĩ khao khát tự do

Là người chiến sĩ vì lý tưởng cao đẹp nhưng lại bị giam cần với bốn bức tường. “Ta nghe hè dậy bên lòng – Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi”: Những câu thể miêu tả gợi hành động vô cùng đặc sắc đã giúp chúng ta thấu hiểu hơn nhân vật. Tác giả đã dùng động từ đạp để thể hiện sự uất hận lên đến đỉnh điểm. Lúc này, con người dường như muốn phá vỡ tất cả mặc kệ những triết lý, quan niệm xã hội cũng chỉ vì muốn tự do. 

Ngột làm sao chết mất thôi 

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu

Lòng uất hận ấy đã phần nào khiến cho tác giả cảm thấy muốn chết mất thôi. Hai câu thơ cuối diễn tả lòng đau đớn tột cùng của nhân vật. Thông qua các từ ngữ này, người đọc cũng phần nào hiểu được tâm tình của tác giả. 

Lời kết 

Phân tích bài thơ Khi Con Tu Hú sẽ cho chúng ta thấy được giá trị nghệ thuật dùng thơ lục bát cùng với từ ngữ tự nhiên của tác giả. Thêm vào đó, chúng ta sẽ cảm nhận được cảm xúc sục sôi của người cộng sản. Nhân vật muốn hướng về đồng quê về bầu trời tự do. Đồng thời, bài thơ còn thể hiện vẻ đẹp của người cộng sản mong muốn phục vụ và cống hiến cho đất nước, quê hương. 

Bạn đọc vừa xem qua bài phân tích hay tại phantich.com.vn. Chúng tôi luôn cập nhật những bài phân tích về thơ, văn cực hay, độc đáo để quý bạn đọc tham khảo mỗi ngày!