Phân tích bài đàn ghita của Lorca sẽ giúp bạn học hỏi nhiều điều, lạc quan hơn về cuộc sống. Bạn sẽ có cái nhìn đa dạng hơn về một vấn đề, từ những điều nhỏ nhặt nhất. Với nhan đề về cây đàn ghita, đây là sản phẩm tượng trưng cho đất nước Tây Ban Nha. Nhân vật Lorca là người nghệ sĩ yêu đời, yêu tự do, tất cả được đưa vào lời thơ. Cùng phân tích bài thơ đàn ghita của Lorca để thấy được sự bi thương cho số phận của ông.

Phân tích chi tiết bài đàn ghita của Lorca

Tiếng đàn thể hiện cuộc đời, số phận của Lorca

Đàn ghita của Lorca của nhà thơ Thanh Thảo, ông nhận được nhiều giải thưởng về văn học. Ông sáng tác bài đàn ghita của Lorca chỉ trong một không gian quân đội. Mở đầu bài thơ là tiếng đàn réo rắt vang lên:

“Những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”

Phân tích bài đàn ghita của Lorca để thấy được lòng đam mê nghệ thuật của ông. Lorca xuất hiện trong tác phẩm, luôn luôn gắn liền với âm thanh tiếng đàn. Chúng ta đều biết, tiếng đàn thường được cảm nhận bằng tai. Tuy nhiên, tiếng đàn của Lorca không hề đơn giản, được ví như bọt nước bằng nghệ thuật nhân hóa. Đây là tiếng đàn như bọt nước, mong manh, dễ vỡ. Mặt khác, tại Tây Ban Nha là xứ sở bò tót, luôn có hình ảnh áo choàng đỏ.

Chúng ta có thể cảm nhận bi kịch sẽ có nguy cơ đến với Lorca bất cứ lúc nào. Đấu trường chiến đấu của những con bò tót chính là bất ổn về chính trị mạnh mẽ. Con người đòi quyền tự do, rời xa khỏi sự cai quản của bọn phát xít. Tiếng đàn ngân nga “Li-la li-la li-la” thể hiện sự cô đơn, buồn bã của người nghệ sĩ. Cuối cùng, Lorca vẫn phải ra pháp trường và bị xử bắn, ông thơ thẩn mặc kệ số phận.

Tiếng đàn của Lorca sẽ còn mãi trong lòng người dân

Chiếc áo choàng vốn có màu đỏ, nay nhuốm thêm máu của chàng nghệ sĩ. Lorca bị giết chết không có lý do chính đáng. Trong khi mọi ước mơ, tình yêu, tuổi trẻ, đam mê, khát vọng của ông vẫn còn dang dở. Lorca chết thật xót xa, Thanh Thảo càng làm người đọc đau thương hơn bởi tiếng đàn réo rắt:

“tiếng ghita lá xanh biết mấy

tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan”

Giây phút Lorca bị xử bắn đúng là khoảnh khắc kinh hoàng. Ông là người nghệ sĩ tự do, có khát khao cách tân nghệ thuật. Lorca luôn đấu tranh để đòi quyền tự do, chính vì vậy ông mới bị bọn phát xít giết. Điệp từ “tiếng ghita” lặp đi lặp lại 4 lần, từ cung bậc cảm xúc này đến tiếng nấc nghẹn ngào khác.

Tiếng ghita nâu là đại diện cho tình yêu tuổi trẻ, quê hương đất nước. Tiếng ghita lá xanh là đại diện cho sự mạnh mẽ, khát vọng sống của Lorca. Tiếng ghita nghe như bọt nước vỡ tan, cắt đứt tất cả những đam mê, sự nghiệp của ông. Chúng ta thấy được sự thương tiếc của người dân Tây Ban Nha về một nhân tài.

“Không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang”

Tiếng đàn của Lorca không thể chôn cất bởi lẽ sẽ sống mãi trong lòng mỗi người. Nghệ thuật chơi đàn của Lorca có sức sống mạnh mẽ như cỏ hoang, sinh tồn ở bất cứ đâu. Tiếng đàn là đam mê mà Lorca đã theo đuổi từ lâu. Cho dù Lorca đã chết, nhưng tiếng đàn của ông vẫn còn mãi.

Khi Phân tích bài đàn ghita của Lorca chi tiết, chúng ta thấy ông là một người anh hùng. Nhiều người tiếc thương trước sự ra đi của Lorca, rơi những giọt nước mắt vầng trăng. Ánh trăng soi xuống nước luôn long lanh, trong suốt, tồn tại vĩnh hằng. Trong các câu thơ của tác giả Thanh Thảo, đều hiểu theo hướng đa nghĩa. Tác giả nói về cuộc đời của Lorca, đường chỉ tay đã đứt. Đường chỉ tay được xem là vận mệnh của con người.

Lorca với số phận bi thảm, cái chết oan ức

Lorca đã chết, nhưng tác giả vẫn nghĩ ông bơi trên chiếc ghita qua sông. Đây là dòng sông chia cắt ranh giới giữa sự sống và cái chết. Như vậy, dù Lorca chết ông vẫn mang theo cây đàn, một lòng yêu nghệ thuật. Kể cả Lorca chỉ sống một đời ngắn ngủi, cô đơn nhưng ông luôn gắn bó với cây đàn.

Thanh thảo sử dụng động từ “ném” thể hiện sự dứt khoát, giải thoát cho số phận Lorca. Lá bùa, trái tim, tất cả đều giã từ, vĩnh biệt trần gian. Thông qua việc phân tích tác phẩm đàn ghita của Lorca, chúng ta thấy được sự hiểu biết, cảm thông, nể trọng của nhà thơ Thanh Thảo.

Kết thúc bài thơ với âm thanh vang lên “Li-la li-la li-la” chứng tỏ rằng tiếng đàn của Lorca tồn tại mãi mãi. Ông đã ra đi, nhưng những gì ông để lại cho đời luôn lưu lại trong lòng nhân dân. Tác giả Thanh Thảo luôn ngưỡng mộ tài năng và tiếc thương cho số phận của Lorca.

Kết bài

Phân tích bài đàn ghita của Lorca chúng ta thấy được rõ ràng sự xót thương của tác giả cho Lorca. Bài thơ là cả một thành công lớn của tác giả Thanh Thảo khi miêu tả hình tượng Lorca. Truyền cảm hứng đến chúng ta rằng những người có nhân cách thanh cao, chính nghĩa, yêu tự do luôn bất khuất.

Đừng quên dõi theo những bài phân tích hay tại Phantich.com.vn mỗi ngày độc giả nhé!