Phân tích 2 khổ thơ đầu bài sóng

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài sóng

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài sóng để thấy được cái khát vọng tình yêu mãnh liệt mà đầy nữ tính ở nữ sĩ Xuân Quỳnh.

Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

 

Trước khi đi vào phân tích 2 khổ thơ đầu bài sóng, ta cần nắm được đôi nét về tiểu sử của nhà thơ Xuân Quỳnh. Chị tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở tỉnh Hà Đông mà nay là quận Hà Đông của Hà Nội. Xuân Quỳnh xuất thân trong gia đình có bố mẹ là công chức, nhưng mẹ mất sớm và bố thường xuyên đi công tác xa nhà. Vì vậy, chị luôn khát khao về hạnh phúc gia đình đời thường.

Các tác phẩm của chị được độc giả bao thế hiệ yêu mến, như: Sóng, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa… Xuân Quỳnh được nhà nước phong tặng giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về thành tựu trong sáng tác và những đóng góp cho nền văn học Việt Nam.

Các chủ đề chính của thơ Xuân Quỳnh thường hướng về tình yêu, tình thân gia đình. Thơ của chị có chất liệu từ đời sống thực, đời sống đất nước những năm chiến tranh nghèo đó và đời sống đời thường của gia đình với những lo toan cơm nước, cửa nhà, con cái.

Thân bài

Thân bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài sóng chi tiết

Luận điểm 1: Tâm trạng của người con gái trong tình yêu

Tình yêu là món quà vô giá, là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận của các nhà thơ, nhà văn. Và nói đến thư tình Việt Nam hiện đại, ta không thể không nói đến nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Thơ của chị thường về các chủ đề gần gũi trong đời sống, vì vậy mà chị được độc giả gọi với cái tên thân thuộc, “nhà thơ của cuộc sống đời thường. Thơ chị mang giọng thiết tha mà dịu dàng, nữ tính, hồi nhiên, giàu tự cảm và gợi nhiều trải nghiệm suy tư. Phân tích 2 khổ thơ đầu bài sóng ta có thể thấy rõ điều này.

Như đại văn hào Mác-két từng nói: “Con bướm phải bướm phải mất 180 triệu năm mới cất cánh bay lên được. Con người phải mất bằng ấy năm mới biết khóc, biết cười và biết chết cho tình yêu”. Có lẽ vì thế mà Xuân Quỳnh, một khi đã yêu thì yêu nồng nhiệt, đặt mọi tâm tư, tấm lòng cho tình yêu, cho người mình yêu.

Bài thơ “Sóng” có cấu trúc thơ đặc biệt, trong bài thơ có sự xuất hiện song song hai nhân vật, tồn tại hòa hợp lẫn nhau. Trong mỗi khổ thơ, sóng được khám phá ở một khía cạnh thú vị và là những phát hiện mới mẻ của Xuân Quỳnh về tình yêu. Sóng là sóng của đại dương, của tự nhiên, nhưng trong mối suy tưởng của Xuân Quỳnh, sóng là tiếng lòng yêu thương, là những cung bậc tình yêu cất lên từ sâu thẳm đại dương của trái tim người con gái trong tình yêu. Như Xuân Diệu từng viết:

 “Yêu là chết trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chẳng được yêu”

Tính yêu có muôn vàn máu sắc, cung bậc khác nhau, khó định hình, khó diễn ta rõ ràng. Phân tích 2 khổ thơ đầu bài sóng, ta sẽ thấy tình yêu sẽ cho ta thấy rõ những hỉ, nộ, ái, ố tất nhiên trong tình yêu, ở cuộc đời. Yêu là có lúc đắm say, vui vẻ, có lúc sẽ đau đớn, tủi hờn. Và tiếng lòng của người con gái trong tình yêu được Xuân Quỳnh khắc họ rõ nét trong bài thơ “Sóng”, đặc biệt là ở hai khổ thơ đầu.

Tên tác phẩm chỉ đơn giản là một danh từ “Sóng”. Dù đơn giản về mặt chữ nghĩa, nhưng sóng mang tính đại diện tiêu biểu có ý nghĩa rất lớn thể hiện tình cảm, tư tưởng của của bài thơ, nhà thơ. Hình tượng con sóng xuất hiện xuyên suốt bài thơ, là hình ảnh mang tính ẩn dụ cho cái tôi trữ tình, cái tôi thi nhân và cả cái tôi của người phụ nữ của Xuân Quỳnh. Đi vào phân tích 2 khổ thơ đầu bài sóng ta thấy, hai nhân vật trữ tình trong bài thơ, sóng và em, tuy hai mà một, có lúc tách rời khi lại hòa hợp cộng hưởng cùng nhau, thể hiện rõ những rung động mãnh liệt của người con gái trong tình yêu. Sự quấn quýt của sóng và em đã khắc họa rõ nét tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu, đối với người mình mang lòng yêu thương.

Luận điểm 2: Khao khát chạm đến tình yêu đích thực của người con gái đang yêu

Ở đầu bài thơ, Xuân Quỳnh quan sát những con sóng và rồi đưa ra những nhận định về sự tương đồng giữa sóng và tình yêu:

 “Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Xuân Quỳnh thật tinh tế khi quan sát những tính chất đối lập của sóng biển bao la: dữ dội rồi dịu êm và ồn ào rồi lặng lẽ.Các cặp tính từ với sắc thái tương phản, ý nghĩa đối lập nhau được đặt cạnh nhau thể hiện một thực tế rằng, bản thân thực thể luôn tồn tại những đối cực, các mặt đối lập lặp nhau: khi thì hiền hòa êm dịu, lúc lại mạnh mẽ ồn ào. Phân tích 2 khổ thơ đầu bài sóng ta thấy, Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh con sóng để thể hiện nỗi niềm, các bậc cảm xúc khác nhau, có tính thay đổi thất thường của người phụ nữ trong tính yêu. Đó là có lúc sẽ chìm đắm say mê, có khi lại trầm lắng im lặng, có lúc lại giận dỗi tủi hờn.Nhưng tình yêu là như thế, tình yêu là điều khó lý giải. Bởi vậy, bản tính con người nói chung và phụ nữ nói riêng luôn có những biến đổi khác lạ trong cảm xúc khi yêu.

Tình yêu khó hiểu như thế, sóng thì không bao giờ cam chịu chỉ ở lại trong không gian nhỏ hẹp của sông, cũng như khi đã yêu mãnh liệt, người phụ nữ sẽ không tiếp tục kìm nén mà sẽ xé tan mọi rào cản để vươn mình tìm đến tình yêu đích thực, chạm đến cánh cửa của tình yêu đích thực:

 “Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài sóng ta thấy, ở đây xuất hiện hai phạm trù không gian khác nhau, đối lập nhau, đó là sông và bể. Bể hay biển, là đại dương rộng lớn, khoáng đặt, thể hiện những khát vọng lớn lao, là chân trời ước mơ của những trăm ngàn con sóng. Và chỉ có bể mới thỏa mãn, mới chứa đựng được những con sóng tính khí thất thường. Vì vậy, sóng phải tìm ra tận bể để được cái rộng lớn bao la ai ủi, sẻ chia, để được đắm say, thỏa khao khát. Ở đây “sóng” là “em”, tình yêu của sóng cũng là tình yêu của em, luôn khát khao vươn ra biển lớn, luôn không ngừng tìm kiếm một tình yêu chân thành, một tình yêu có sự thấu cảm, đồng điệu.

“Tận” là từ đặc trưng cho sự xa xôi, khó khăn của quá trình tìm ra bể lớn của sóng. Và nó cũng thể hiện cho hành trình gian nan, trắc trở tìm kiếm tình yêu đích thực của cuộc đời người phụ nữ. Đồng thời, câu thơ “Sóng tìm ra tận bể cũng thể hiện sự quyết liệt, sự kì công, theo đổi đến tận cùng của người phụ nữ trong tình yêu. Phân tích 2 khổ thơ đầu bài sóng ta thấy, đây là người phụ nữ mạnh mẽ biết bao, dám khao khát, dám ước mơ và cũng dám hành động để tìm kiếm đến cụ hạnh phúc đích thực của cuộc đời mình. Và con sóng tình trong trái tim Xuân Quỳnh thật cá tính, thật bản lĩnh biết bao. Điều này cho thấy nét độc đáo, chủ động, táo bạo và can đảm của người phụ nữ hiện đại.

Ở những lời thơ đầu, tâm hồn người phụ nữ hay tâm hồn Xuân Quỳnh đang chưa chan hạnh phúc với bao ước niệm tươi đẹp, mãnh liệt về tình yêu:

 “Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày nay vẫn thế

Trong câu thơ trên, một cặp từ hô ứng xuất hiện: Ngày xưa và ngày sau. Ngày xưa ấy là chỉ quãng thời gian quá thứ, còn ngày sau là biểu trưng cho tương lại, mang ý niệm về sự vĩnh cửu, sự mãi mãi. Khi nối ngày xưa với ngày nay, nối quá khứ với hiện tại cùng tương tai, Xuân Quỳnh đang muốn nói đến cái dài rộng của thời gian.

Thời gian của cuộc đời vẫn không ngừng chảy trôi, con sóng của biển khơi đời đời vẫn thế. Vẫn thế nghĩa là mãi bất biến, mãi chẳng đổi thay, mãi vỗ vào bờ. Phân tích 2 khổ thơ đầu bài sóng ở đây ta thấy ý nghĩa đặc trưng, cái vẫn thế nghĩa là khát vọng tình yêu chẳng bao giờ thay đổi trong trái tim người phụ nữ. Và con người từ xưa đến nay, dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai thì vẫn luôn kiên định, sắt son, thủy chung với khát khao hạnh phúc, khát khao yêu mãnh liệt.

Tình yêu của con người vì thế có sức hút diệu kỳ:

 “Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Từ “Bồi hồi” được đặt ở ngay đầu câu thơ, nhấn mạnh cái cảm giác chìm đắm, si mê, mãnh liệt, rạo rực trong tình yêu của người phụ nữ. Với họ, yêu hết mình và được yêu đắm sau là quãng thời gian đẹp nhất, quý giá nhất của cuộc đời. Và khát vọng tình yêu ấy thổn thức, rạo rực là cái đặc trưng cho quãng đời tuổi trẻ mỗi con người. Như ta từng thấy Tố Hữu từng ví về tình yêu:

 “Đời có gì đẹp hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau.”

Xuân Quỳnh đứng trước đại dương bao la, rộng lớn, chị mạnh mẽ, dũng cảm đối diện với cảm xúc mãnh liệt mà thốt lên những lời thơ rạo rực, chân thành về tình yêu. Những khám này của Xuân Quỳnh hết sức tinh tế, mới mẻ và cũng là những nét đặc trưng cho cá tính, cho hồn thơ của Xuân Quỳnh. Phân tích 2 khổ thơ đầu bài sóng ta thấy đây cũng là nỗi lòng chung của những người phụ nữ Việt Nam, luôn kiên định một lòng thủy chung, son sắt với tình yêu, với người mình yêu. Như ta vẫn nghe tình yêu ấy vang vọng trong những lời hát:

 “Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố”

Hai khổ đầu bài “Sóng” thực sự đã giúp chúng ta hiểu được tình cảm và hồn thơ đặc trưng của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Một điều ta thấy trong xuyên suốt các tác phẩm của Xuân Quỳnh là dù trong hoàn ảnh nào, chị vẫn luon giữ được vẻ hồn nhiên, tươi tắn cùng với khát vọng hạnh phúc giản dị đời thường. Chị đã từng viết:

”Chỉ riêng điều được sống cùng nhau

Niềm vui sướng với em là có thật

Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực

Giây phút nào tim chẳng đập vì anh”

Kết luận khi phân tích 2 khổ thơ đầu bài sóng

Có thể nói, với hai khổ thơ đầu, ta thấy rõ nét độc đáo của hồn thơ Xuân Quỳnh, đồng thời là khát vọng tình yêu cháy bỏng của chị. Ngoài ra, sóng là hình tượng thật đặc sắc đã mang đến hơi thở mới mẻ cho thơ tình Việt Nam hiện đại, đó là vẻ nữ tính, tha thiết, dịu dàng; giúp làm dịu đi những khó khăn của đời sống giữa khốc liệt chiến tranh và còn làm say đắm bao thế hệ độc giả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *