Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích – irritable bowel syndrome (IBS) là một rối loạn chức năng của đường tiêu hóa đặc trưng bởi đau bụng mãn tính và thay đổi thói quen đại tiện.

1. Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là bệnh mạn tính, không nặng. Hội chứng ruột kích thích chiếm 5% dân số, ưu thế ở nữ, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống như công việc, mối quan hệ, tình dục. Chi phí điều trị hội chứng ruột kích thích lớn (chi phí trực tiếp và gián tiếp).

Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Rối loạn vận động ruột: Có các bất thường vận động tăng hoặc giảm co bóp của ống tiêu hóa gặp khoảng 40-50% bệnh nhân và không đặc hiệu.
  • Sự tăng nhạy cảm đường tiêu hóa: vai trò quan trọng của sự phân bố thần kinh ở đường tiêu hóa, cảm nhận quá mức các kích thích khác nhau tại đường tiêu hóa ( di chuyển của hơi, thức ăn ).
  • Hội chứng ruột kích thích sau nhiễm khuẩn: Các nhiễm khuẩn đường tiêu hóa gặp 20% các trường hợp hội chứng ruột kích thích trong một năm và 2/3 các trường hợp là hội chứng ruột kích thích tiêu chảy.
  • Hệ sinh thái phức tạp của hệ vi sinh vật phân đã dẫn đến suy đoán rằng những thay đổi trong thành phần của nó có thể liên quan đến các bệnh bao gồm hội chứng ruột kích thích (IBS)
  • Hội chứng ruột kích thích có liên quan với sự phát triển quá mức của các vi khuẩn ở ruột non của bệnh nhân, liên quan triệu chứng hội chứng ruột kích thích với kháng sinh
  • Hội chứng ruột kích thích với các yếu tố trung ương: Tâm lý xã hội, căng thẳng trầm cảm lo âu, bị lạm dụng
  • Hội chứng ruột kích thích với các cơ chế khác: di truyền, giáo dục, yếu tố môi trường
  • Hội chứng ruột kích thích với thực phẩm và bữa ăn: Liên quan đến nhạy cảm Gluten , FODMAPs ( gây tăng nhạy cảm nội tạng, thay đổi hệ vi khuẩn chí, rối loạn nhu động, đầy hơi, mất điều hòa trục não ruột
Hội chứng ruột kích thích gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

2. Tư vấn dinh dưỡng bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích

 

Không dung nạp thực phẩm phổ biến ở bệnh nhân mắc Hội chứng ruột kích thích, làm tăng khả năng nhạy cảm với thực phẩm hoặc dị ứng. Cách tốt nhất để phát hiện mối liên quan giữa các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích và độ nhạy cảm với thực phẩm là loại bỏ một số nhóm thực phẩm một cách có hệ thống (một quá trình gọi là “chế độ ăn kiêng“); điều này chỉ nên được thực hiện với sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Loại bỏ thực phẩm mà không có sự trợ giúp có thể dẫn đến bỏ sót các nguồn dinh dưỡng quan trọng. Ngoài ra, những hạn chế chế độ ăn uống không cần thiết có thể có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

Một số loại thực phẩm được biết là gây ra các triệu chứng hoặc làm nặng thêm Hội chứng ruột kích thích, bao gồm các sản phẩm từ sữa (có chứa đường sữa), các loại đậu (như đậu tương) và rau họ cải (như bông cải xanh, súp lơ, mầm Brussels và bắp cải). Những thực phẩm này làm tăng khí đường ruột, có thể gây ra co thắt. Bệnh nhân nên hạn chế ăn thức ăn dễ gây triệu chứng ( FODMAP) như hành hẹ tỏi , sản phẩm từ lúa mạch như bánh mỳ, thức ăn nhiều gia vị.

Một số loại thuốc cũng có tác dụng lên ruột có thể gây ra các triệu chứng.

Tăng cường chất xơ giúp cải thiện tình trạng hội chứng ruột kích thích

Ăn nhiều chất xơ, nếu bị táo bón. Ví dụ như ăn nhiều trái cây và rau quả. Hoặc có thể uống thuốc chất xơ hoặc bột. (Nếu ăn nhiều chất xơ làm cho các triệu chứng xấu đi , hãy cắt giảm chất xơ.)

Tập thể dục. trong 20 đến 60 phút, 3 đến 5 ngày một tuần. Các nghiên cứu cho thấy điều này giúp cải thiện các triệu chứng Hội chứng ruột kích thích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *