Các yếu tố nguy cơ gây lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh không những gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của người phụ nữ, nếu không có biện pháp điều trị sớm có thể dẫn tới vô sinh.

1. Lạc nội mạc tử cung là gì?

 

Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh lý thường gặp ở nữ giới. Bệnh xảy ra khi các mô tế bào của nội mạc tử cung thoát ra khỏi tử cung và phát triển trên các cơ quan khác như buồng trứng, thành ngoài của tử cung, ống dẫn trứng, dây chằng hỗ trợ tử cung, trực tràng và bàng quang. Trong một số ít trường hợp, chúng có thể lan ra ngoài bụng và phát triển trên các cơ quan khác, chẳng hạn như phổi .

Giống như các mô tử cung bình thường, các mô phát triển bất thường này cũng bị bong ra và gây chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, do chúng thoát ra ngoài và phát triển trong các mô khác đã khiến cho máu không thể chảy ra bên ngoài cơ thể mà chảy ngược vào trong. Điều này đã gây kích ứng cho các mô xung quanh, gây ra u nang, sẹo và sự hợp nhất của các mô cơ thể. Lâu dần có thể dẫn tới vô sinh.

Lạc nội mạc tử cung

2. Các yếu tố nguy cơ gây lạc nội mạc tử cung

 

Hiện nay, y học vẫn chưa đưa ra được kết luận chính xác về nguyên nhân dẫn tới lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ. Tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét một số yếu tố dưới đây:

  • Sự trào ngược của kinh nguyệt:

Đây có thể coi là tác nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng lạc nội mạc tử cung. Trong máu kinh của phụ nữ có chứa các tế bào nội mạc tử cung, thay vì đi ra ngoài cơ thể khi đến kỳ kinh nguyệt, chúng lại có xu hướng chảy ngược vào trong qua ống dẫn trứng và khoang chậu. Khi đó, các tế bào “đi lạc” này sẽ dính vào thành chậu và bề mặt của các cơ quan vùng chậu, tiếp tục hoạt động giống như các mô tế bào tử cung bình thường khác (làm dày lên và gây chảy máu kinh nguyệt).

  • Biến đổi tế bào phôi thai:

Các tế bào phôi thai tăng trưởng và biến đổi đã kích thích sự phát triển và hình thành của các tế bào lót ở trong khoang bụng và khu vực chậu, từ đó dẫn tới lạc nội mạc tử cung.

  • Sẹo do phẫu thuật:

Các vết sẹo để lại sau khi thực hiện phẫu thuật, chẳng hạn như mổ lấy thai hoặc cắt bỏ tử cung có thể làm cho các tế bào nội mạc tử cung bám dính vào vết mổ và dẫn đến tình trạng lạc nội mạc tử cung.

  • Sự dịch chuyển của các tế bào nội mạc tử cung:

Đây cũng được coi là một nguyên nhân khác dẫn tới lạc nội mạc tử cung. Sự dịch chuyển của các tế bào nội mạc tử cung xảy ra khi chúng bị các dịch mô hoặc mạch máu đưa đến các cơ quan khác trong cơ thể.

  • Các vấn đề về hệ miễn dịch:

Lạc nội mạc tử cung có thể xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể đang gặp phải một số vấn đề nhất định. Điều này làm hạn chế khả năng nhận biết và loại bỏ các mô tế bào đang phát triển ở bên ngoài tử cung của cơ thể.

  • Xu hướng di truyền:

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lạc nội mạc tử cung có xu hướng di truyền trong gia đình. Nếu bạn có người thân (bà, mẹ, dì, chị, em gái) bị lạc nội mạc tử cung, nguy cơ cao bạn cũng sẽ mắc phải căn bệnh này. Hơn thế nữa, các tế bào nội mạc tử cung cũng có thể đã hình thành sẵn ở bên ngoài tử cung ngay từ khi bạn còn trong bụng mẹ.

  • Một số yếu tố nguy cơ khác:

Dưới đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ:

  • Có tiền sử bị viêm vùng chậu
  • Chưa bao giờ sinh con
  • Có kinh nguyệt trước 12 tuổi
  • Tử cung hoặc âm đạo có hình dạng bất thường
  • Do hóa chất công nghiệp Dioxin

3. Các triệu chứng phổ biến của lạc nội mạc tử cung

 

Khi bị lạc nội mạc tử cung, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Đau bụng
  • Đau vùng thắt lưng
  • Đau vùng chậu kéo dài trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Đau sau khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục
  • Các cơn đau ập đến dữ dội trong kỳ kinh nguyệt, có thể đau trước hoặc trong kỳ kinh.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Có lẫn máu trong phân và nước tiểu
  • Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Bị táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt
  • Vô sinh

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời trước khi chúng gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác.

Mệt mỏi có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung

4. Biện pháp giúp kiểm soát lạc nội mạc tử cung

 

Nắm rõ được nguyên nhân và các nguy cơ gây lạc nội mạc tử cung, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau nhằm kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của bệnh:

  • Thường xuyên tập thể dục hoặc yoga
  • Tắm với nước ấm hoặc chườm nóng để làm giảm các cơn đau do co thắt các cơ vùng chậu
  • Nên đặt dưới đầu gối một chiếc gối khi nằm
  • Thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn nhiều rau xanh, các loại thịt trắng như thịt lợn, gà hoặc cá; hạn chế ăn các đồ dầu mỡ hoặc chiên rán.
  • Uống nhiều nước
  • Tham khảo thêm các liệu pháp phản hồi sinh học hoặc áp dụng một số kỹ thuật thư giãn cơ thể khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *