Bạn có thể ăn măng tây sống không?

Măng tây được biết đến là một món ăn tuyệt vời với nguồn dinh dưỡng thơm ngon và cách chế biến đa năng. Thông thường, mọi người chỉ ăn măng tây khi nó được nấu chín, vậy ăn măng tây sống được không và nó có mang lại lợi ích tương tự như khi được nấu chín?

1. Măng tây ăn sống được không?

 

Măng tây ăn sống được không? Câu trả lời là có. Nhiều người tin rằng, măng tây chỉ có thể ăn được khi đã được nấu chín. Tuy nhiên đó không phải cách ăn duy nhất đối với măng tây. Thực tế, măng tây có thể bổ sung dinh dưỡng vào chế độ ăn uống mà không cần nấu chín.

Khi nấu chín măng tây sẽ làm mềm các sợi thực vật, giúp rau dễ nhai và tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, nếu chế biến đúng cách, măng tây sống có thể dễ nhai và ngon như khi được nấu chín. Dưới đây là cách chế biến măng tây sống đúng cách:

  • Giống như khi nấu chín, măng tây cần được sơ chế bằng cách loại bỏ phần cuống.
  • Sau đó, ăn trực tiếp chúng, tuy nhiên cách ăn này có thế khiến bạn cảm thấy không ngon miệng.
  • Thay vào đó, bạn nên sử dụng dụng cụ gọt vỏ rau hoặc dao sắc để cắt măng tây thành những miếng nhỏ. Lưu ý, khi cắt mảnh càng mỏng, chúng càng dễ nhai.
  • Thêm một chút dầu oliu hoặc nước chanh, giấm sẽ giúp ăn măng tây tăng thêm hương vị và làm mềm các phần cứng ở thân măng tây.

Như vậy, măng tây có thể được ăn sống hoặc nấu chín. Khi ăn măng tây sống, bạn nên cắt lát mỏng để làm phần thân dễ nhai hơn,hoặc thêm chút dấm, dầu oliu để tăng thêm hương vị cho món ăn.

Măng tây có thể bổ sung dinh dưỡng vào chế độ ăn uống mà không cần nấu chín

2. Măng tây nấu chín có thể làm tăng chất chống oxy hóa

 

Ngoài tác dụng làm mềm các sợi thực vật, giúp dễ tiêu hóa, măng tây khi được nấu chín còn cung cấp một lượng lớn các hợp chất hóa học polyphenol. Polyphenol được biết đến là một chất có khả năng chống oxy hóa mạnh.

Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu polyphenol có thể giúp giảm căng thẳng, giảm viêm và nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch và tiểu đường.

Một nghiên cứu khác cho thấy nấu măng tây xanh tăng tổng số hoạt động chống oxy hóa lên 16%. Cụ thể, nó làm tăng hai chất chống oxy hóa là beta carotene và quercetin lần lượt là 24% và 98%. Hay hoạt động chống oxy hóa của măng tây trắng nấu chín cao hơn gần ba lần so với ăn măng tây sống.

3. Nấu chín măng tây sẽ ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng

 

Mặc dù măng tây nấu chín có thể tăng cường một số hợp chất có sẵn trong chúng, nhưng nó có thể làm giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng khác. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy nấu măng tây xanh làm giảm 52% hàm lượng vitamin C, một loại vitamin đặc biệt nhạy cảm với nhiệt.

Thực tế, có một số yếu tố khi chế biến rau quả làm ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng có sẵn trong thực phẩm như: Phương pháp nấu, thời gian tiếp xúc với nhiệt và loại chất dinh dưỡng.

Một nguyên tắc tốt là chọn các phương pháp nấu ăn là hạn chế tiếp xúc với nước và nhiệt như hấp, xào, chần nhanh và lò vi sóng. Ngoài ra, tránh nấu quá chín và để rau chín nhưng vẫn giữ được độ giòn.

Nấu măng tây có thể làm tăng đáng kể hoạt động chống oxy hóa của nó, nhưng nó cũng có thể dẫn đến mất một số chất dinh dưỡng nhạy cảm với nhiệt như vitamin C.

Nấu măng tây có thể làm tăng đáng kể hoạt động chống oxy hóa của nó

 

Măng tây là một lựa chọn bổ dưỡng, bất kể nó nấu chín hay sống. Hãy thử ăn kết hợp cả hai để có lợi ích sức khỏe tối đa. Bởi, cả hai cách chế biến đều bổ sung chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu vào chế độ ăn uống. Bởi vì kết cấu của nó, nấu chín là phương pháp chuẩn bị phổ biến nhất. Tuy nhiên, ăn măng tây sống được cắt lát mỏng hoặc ướp có thể là lựa chọn mà có thể bạn thấy thích. Để có lợi ích tối đa cho sức khỏe, hãy kết hợp thêm măng tây vào các món mì ống và salad.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *