Xuất huyết dạ dày là biến chứng nặng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là kết quả của các vết viêm loét dạ dày cấp, mạn tính và cũng có nguyên nhân từ một số bệnh lý khác.
Một biến chứng nặng của bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng là xuất huyết dạ dày (chảy máu bao tử). Bệnh không thể xem thường vì có nguy cơ tử vong.
Hiểu đúng về xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là biến chứng nặng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là kết quả của các vết viêm loét dạ dày cấp, mạn tính và cũng có nguyên nhân từ một số bệnh lý khác.
Các vết loét ở bao tử bị tổn thương nghiêm trọng do không điều trị viêm loét dạ dày kịp thời và thường xuyên sử dụng các thực phẩm có hại cho dạ dày.
Những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét dạ dày tá tràng
Nếu để viêm loét dạ dày tá tràng dẫn đến chảy máu dạ dày thì tình trạng của bệnh nhân rất nguy hiểm, khó điều trị do khó cầm máu ở bao tử.
Ban đầu tình trạng còn nhẹ, người bệnh chỉ cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, không có những thay đổi về mạch và huyết áp, thể trạng cơ thể ở mức bình thường. Hoặc có thể gặp tình trạng chảy máu ít nhưng kéo dài.
Tuy không gây nên tình trạng mất máu cấp tính nhưng dẫn đến tình trạng thiếu máu: da niêm mạc nhợt nhạt, nhọc mệt, suy tim do thiếu máu…
Nếu chảy máu dạ dày nặng sẽ xuất hiện tình trạng mất máu cấp tính, biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạch nhợt nhạt, tụt huyết áp, mạch nhỏ nhưng nhanh và khó bắt mạch.
Tình trạng chảy máu dạ dày nặng còn dẫn đến việc thở dốc, có thể co giật do thiếu oxy não, huyết áp thấp một số trường hợp còn sốt nhẹ, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Do vậy, bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế ngay để có can thiệp sớm, kịp thời.
Xuất huyết dạ dày có thể dẫn đến tử vong
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày (chảy máu bao tử)
Xuất huyết dạ dày thường có các nguyên nhân:
Xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng: Đây là nguyên nhân hay gặp nhất, máu chảy ra dưới hình thức: ói ra máu, đi cầu phân đen.
Xuất huyết dạ dày do vi trùng HP
Xuất huyết dạ dày sau khi uống nhiều rượu, bia
Xuất huyết dạ dày do tự ý dùng thuốc giảm đau, kháng viêm như Asprin, diclofenac… (bệnh nhân uống nhiều, thường xuyên sẽ gây loét dạ dày).
Xuất huyết dạ dày do stress, căng thẳng, buồn phiền, lo âu; ngoài ra có thể do chế độ ăn không đúng như bỏ ăn, ăn không đúng giờ, để quá đói… cũng gây loét dạ dày.
Xuất huyết dạ dày do Mallory Weiss. Đây là hiện tượng ói nhiều do bất kỳ nguyên nhân gì. Khi ói nhiều, niêm mạc dạ dày trầy xước, gây chảy máu.
Điều trị xuất huyết dạ dày
Khi có dấu hiệu biểu hiện xuất huyết dạ dày, cần phải nhập viện ngay lập tức. Tuyệt đối tự ý điều trị ở nhà hay ở phòng mạch tư bởi nếu chậm trễ, máu ra nhiều có thể gây tử vong.
Khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán có phải chảy máu dạ dày hay không. Nếu xuất huyết bao tử do viêm loét dạ dày tá tràng sẽ được điều trị theo phác đồ của bệnh viện.
Với một số trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ cho theo dõi thêm ở khoa phòng trong 24 – 48 giờ đồng hồ, nội soi dạ dày và nếu không còn chảy máu thì có thể xuất viện, uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
Trường hợp bệnh nhân bị chảy máu dạ dày do loét có nhiễm vi trùng HP thì sau khi điều trị ngưng chảy máu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh trong 10 – 14 ngày. Sau đó, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc lành vết loét trong 6-8 tuần.
Nếu bị loét không phải do vi trùng hoặc nguyên nhân khác thì chỉ cần điều trị bằng thuốc từ 6-8 tuần. Bệnh nhân sau khi điều trị đủ phát đồ nên đi khám và nội soi dạ dày lại để biết được đã hết bệnh hay chưa.