Rạch tầng sinh môn là thủ thuật cắt một đường ngắn ở đáy chậu, là vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục. Phẫu thuật này được tiến hành trên phụ nữ mang thai để giúp đẩy thai nhi ra dễ hơn trong khi sinh. Đáy chậu là nơi thường xuyên ẩm ướt và kín nên dễ dẫn đến nhiễm trùng hoặc vết thương chậm lành. Tuy nhiên bạn chỉ cần thực hiện một vài phương pháp đơn giản để giảm rủi ro nhiễm trùng, bớt khó chịu và đau.
Cụ thể quá trình rạch tầng sinh môn như sau:
Khi đầu thai nhi lấp ló ở âm đạo, cửa âm đạo mở tối đa, thai sản được gây tê tại chỗ.
Chờ tới khi cơn co thắt lên tới đỉnh cao, một đường cắt nhỏ sẽ được rạch từ đáy âm đạo và thường hơi chếch sang một bên.
Tùy vào từng trường hợp, bác sỹ sẽ quyết định rạch tầng sinh môn ở cấp mấy, từ cấp 1 cho tới cấp 4. Theo từng cấp, mức độ gây tổn thương tới bộ phận này cao hơn, để đáp ứng điều kiện thuận lợi để thai nhi chào đời nhanh chóng, dễ dàng.
Em bé đã hoàn toàn ra khỏi bụng mẹ
Sau khi sinh xong, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại vết rạch để đảo bảo vết thương nhanh chóng hồi phục.
Hình ảnh sau trước và sau khi tầng sinh môn được các bác sĩ khâu lại.
Việc cắt tầng sinh môn hầu như không gây cảm giác đau bởi lẽ thai phụ được tiêm thuốc tê, hoặc khi các cơ đã giãn tối đa giống như cơ thể được gây tê tự nhiên. Dù vậy, các mẹ có thể vẫn cảm nhận được cảm giác nhói nhanh chóng khi diễn ra thủ thuật rạch.
Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn
Giảm đau
Hỏi bác sĩ về các loại thuốc giảm đau có thể sử dụng. Nhiều loại thuốc không phù hợp với phụ nữ đang cho con bú vì thuốc sẽ đi vào sữa mẹ, do đó bạn nên nhờ bác sĩ hướng dẫn những loại thuốc giảm đau an toàn sau khi trải qua thủ thuật này.
Paracetamol thường được kê cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ và cần giảm đau sau phẫu thuật rạch tầng sinh môn.
Chườm đá
Chườm túi đá vào đáy chậu khi bạn đang nằm nghỉ ngơi. Chườm lạnh sau phẫu thuật giúp vết thương giảm sưng và đau. Bọc túi đá trong khăn tắm trước khi đặt vào giữa hai chân khi bạn đang nằm thẳng trên giường hoặc nằm tựa trên ghế.
Mỗi lần bạn không được chườm lâu hơn 15 phút, thỉnh thoảng nên dừng một lúc để da không quá lạnh.
Siết chặt mông khi ngồi
Siết chặt mông giúp các mô tế bào chụm lại ở vùng đáy chậu, tránh không để vết khâu bị kéo căng hoặc giãn ra.
Ngồi trên gối hoặc đệm cũng có thể giảm áp lực và đau ở đáy chậu
Tùy vào tình hình thực tế bác sĩ sẽ khuyên bạn có nên sử dụng bồn tắm ngồi hằng ngày hay không. Bồn tắm ngồi giúp giảm đau, sưng và bầm xung quanh vết thương.
Mở nước ấm hoặc nước mát vào bồn. Nước ấm giúp tăng tuần hoàn máu nên bạn sẽ thấy dễ chịu, nhưng nước mát giảm đau nhanh hơn.
Ngồi trong bồn khoảng 20 phút.
Phun nước lên trên vết khâu trong khi bạn đang tiểu vì tiểu có thể gây nhói đau ở vết mổ
Ngoài ra nước tiểu dính vào vết mổ sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn mới xâm nhập vào đó.
Để bớt khó chịu và giữ vết khâu sạch sẽ bạn nên phun nước lên đó bằng vòi phun khi đang tiểu, sau khi tiểu xong bạn tiếp tục phun nước thêm một lúc để rửa sạch vết thương.
Tạo lực đè lên vết thương trong khi đại tiện
Đại tiện thật sự là một vấn đề khó khăn sau khi phụ nữ trải qua phẫu thuật rạch tầng sinh môn. Để giải quyết vấn đề này bạn nên ép miếng băng vệ sinh sạch vào đáy chậu trong khi rặn, như vậy bạn sẽ bớt đau và khó chịu.
Vứt bỏ băng vệ sinh sau khi dùng xong và sử dụng một miếng băng mới cho mỗi lần.
Giảm nguy cơ táo bón
Táo bón tạo áp lực nhiều hơn lên tầng sinh môn trong khi đại tiện, vì khi rặn vết mổ sẽ giãn ra và gây đau. Để giảm nguy cơ táo bón bạn nên uống nhiều nước, ăn thực phẩm giàu chất xơ và tập thể dục nhẹ trong ngày.
– Uống ít nhất 8 cốc (250ml) nước mỗi ngày nếu bạn đang cho con bú sữa ngoài và uống nhiều hơn nếu đang cho bú sữ mẹ. Không được miễn cưỡng uống quá nhiều nước vì dư nước cũng làm mất sữa mẹ, chỉ không để mình khát là được.
– Ăn thực phẩm giàu chất xơ. Thực phẩm giàu chất xơ làm phân mềm và giúp bạn đi cầu dễ hơn,[9] hoa quả và rau là những ví dụ điển hình.
– Tập thể dục nhẹ trong ngày. Tập thể dục thúc đẩy đại tràng chuyển động nhiều hơn để đẩy thực phẩm đi xuống, bạn nên tập nhẹ khoảng 15-30 phút mỗi ngày trong giai đoạn hậu sản.
– Cho bác sĩ biết nếu bạn bị táo bón. Nhờ bác sĩ tư vấn nếu các giải pháp trên vẫn không thể cải thiện tình trạng táo bón sau vài ngày, bác sĩ có thể kê thuốc làm mềm phân cho đến khi cơ thể bạn hoạt động bình thường trở lại. Không tự uống thuốc trị táo bón trước khi nhờ bác sĩ tư vấn.
Hỗ trợ quá trình lành vết thương
Giữ khu vực mổ khô ráo và sạch sẽ để thúc đẩy quá trình lành
Vì vết thương nằm giữa âm đạo và hậu môn nên bạn phải chăm sóc cẩn thận hơn để giữ khu vực này khô ráo và sạch sẽ tối đa.
Luôn luôn xối nước rửa vết thương sau khi đi tiểu và vệ sinh hậu môn từ trước ra sau khi đại tiện. Cách vệ sinh này giúp đáy chậu luôn sạch sẽ và giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn từ phân.
Thực hiện bài tập Kegel
Bắt đầu thực hiện bài tập Kegel càng sớm càng tốt sau khi sinh nếu bác sĩ cho phép. Bài tập Kegel giúp cải thiện tuần hoàn máu và tăng tốc độ lành vết thương, ngoài ra còn có tác dụng phục hồi tổn thương tế bào sau khi sinh.
Bài tập Kegel làm săn chắc cơ sàn chậu, là các cơ nâng đỡ bọng đái, tử cung và trực tràng. Ngoài hỗ trợ quá trình lành ở vết mổ tầng sinh môn, bài tập còn cải thiện chứng không nhịn được tiểu ở phụ nữ và tăng cường co thắt cơ trong lúc cực khoái.
Bạn nên tập sau khi đi tiểu xong và tưởng tượng mình đang cố nín tiểu và xì hơi cùng một lúc, nghĩa là bạn phải siết chặt và nâng cơ điều khiển tiểu. Nhớ không sử dụng bất kì cơ nào khác trong lúc siết và nâng cơ điều khiển tiểu. Không thắt chặt cơ bụng, ép hai chân vào nhau, mím hai mông hay nín thở. Như vậy bạn chỉ được dùng cơ sàn chậu trong khi tập.
Để vết thương thoáng khí
Vì vết mổ tầng sinh môn không được tiếp xúc nhiều với không khí trong các hoạt động hằng ngày nên thỉnh thoảng bạn phải để vết thương thoáng khí, thời gian cần thiết để phơi vết mổ ngoài không khí là khoảng vài tiếng mỗi ngày.
Trong khi ngủ trưa hay ngủ tối bạn có thể không mặc quần lót để vết thương tiếp xúc với không khí nhiều hơn.
Thay băng vệ sinh sau 2-4 giờ
Bạn cần phải mang băng vệ sinh trong thời gian chờ vết mổ lành. Băng vệ sinh giữ vết khâu khô ráo và ngăn không để máu dính vào quần lót, ngoài ra môi trường khô và sạch cũng giúp vết thương lành nhanh hơn.
Nhớ thay băng vệ sinh sau mỗi 2-4 giờ cho dù băng trông vẫn còn sạch.
Nhờ bác sĩ tư vấn về vấn đề quan hệ tình dục và sử dụng băng vệ sinh dạng que
Phẫu thuật rạch tầng sinh môn thường sẽ lành trong 10 ngày nhưng các kết cấu bên trong đã dãn ra và có thể tồn tại những vết rách rất nhỏ bên trong. Đa số các bác sĩ đều khuyên bạn nên chờ từ 6-7 tuần sau khi sinh trước khi quan hệ tình dục trở lại.
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu hoạt động tình dục để đảm bảo an toàn.
Đề phòng vết mổ nhiễm trùng
Nhiễm trùng khiến vết mổ chậm lành và gây đau nhiều hơn. Nếu xảy ra nhiễm trùng bạn phải điều trị ngay để ngăn chặn biến chứng khác nghiêm trọng hơn. Trong vòng 7-10 ngày đầu tiên sau phẫu thuật bạn phải quan sát kiểm tra vết khâu và khu vực xung quanh mỗi ngày. Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn gặp bất kì triệu chứng nào dưới đây:
– Đau nhiều hơn
– Vết thương dường như bung ra
– Tiết dịch hôi
– Có cục u cứng hoặc đau tại khu vực này
– Da giữa âm đạo và hậu môn đỏ hơn bình thường
– Da giữa âm đạo và hậu môn bị sưng
– Mủ chảy ra từ vết khâu.