Bị đau nhức tai là triệu chứng của bệnh gì? Cùng tìm hiều nguyên nhân gây nên hiện tượng đau nhức tai phải và trái.
Bị đau nhức tai là triệu chứng của bệnh gì? Cùng Gia đình Việt Nam tìm hiều nguyên nhân gây nên hiện tượng đau nhức tai phải và trái.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức tai
Trong tai có rất nhiều nhánh thần kinh, tất cả đều được quản lý và chi phối bởi tam xoa thần kinh, thiệt yết thần kinh, nhiếp thần kinh và mê tẩu thần kinh. Những loại dây thần kinh này lại phân thành những nhánh nhỏ để lan tỏa đến yết hầu, mồm miệng và mặt.
Khi những vùng đầu, cổ và mặt bị bệnh thường ảnh hưởng tới những nhánh thần kinh lan tỏa khắp vùng tai làm tai đau nhức trong khi thân thể không hề bị bệnh. Tóm lại, khi những cơ quan và bộ phận lân cận với bộ vị tai bị bệnh thì thường ánh xạ những đau nhức đến tai.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng đau tai ngoài
Ống tai ngoài có cấu tạo dạng ống dài 2 – 3cm, từ cửa tai đến màng nhĩ. Lớp da mỏng bao phủ ống tai có cấu tạo tương đối đặc biệt hơn so với lớp da bên ngoài, bao gồm: lông, nang lông, tuyến bã, tuyến ráy tai. Các tuyến này chế tiết ra ráy tai. Ráy tai có đặc tính không thấm nước giúp bảo vệ da ống tai không bị bong tróc. Ngoài ra, ráy tai còn là một môi trường axit và chứa các thành phần ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, vi nấm trong ống tai. Ráy tai sau khi được tiết ra sẽ được đẩy dần về phía cửa tai. Đây chính là cơ chế tự làm sạch của ống tai. Nhờ những đặc tính kể trên nên dù có cấu tạo dạng ống hẹp nhưng ống tai ngoài vẫn có khả năng tự bảo vệ riêng chống lại sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, vi nấm. Do vậy, khi một tác động mạnh gây tổn thương đến tai ngoài hoặc môi trường ẩm ướt khiến cho vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập sẽ dẫn đến viêm tai.
Các yếu tố thuận lợi gây viêm tai ngoài hay gặp nhất là:
– Bơi lội nhiều hoặc tắm gội bằng nước sông hồ bị nhiễm bẩn.
– Một số người thì có thói quen lau tai tích cực, thường xuyên bằng tăm bông cũng dễ bị viêm ống tai ngoài. Vì đầu tăm bông cọ sát nhiều lần sẽ gây tổn hại lớp da ống tai, đồng thời đầy ráy tai và chất bẩn kẹt vào sâu bên trong ống tai. Sự tích tụ chất bẩn lâu ngày sẽ tạo điều kiện phát triển vi khuẩn và nấm.
– Ngoài ra, những người bị dị ứng các hoá chất kích thích tai như keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc…; Những người mắc bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, vẩy nến, chàm, dị ứng, viêm da tiết bã… cũng dễ gây viêm tai.
Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm tai giữa:
Đối với trẻ em: Viêm tai giữa thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc vi rút. Đây là dạng viêm cấp do nhiễm trùng hay do ứ đọng dịch trong vòm tai. Viêm tai giữa ở trẻ em có thể hình thành do 1 số tác nhân sau:
– Viêm tai giữa thường đi kèm hoặc đi sau bênh viêm họng cấp, viêm mũi cấp và viêm amiđan cấp.
– Do cấu tạo vòi nhĩ ở trẻ em ngắn, khẩu kính to hơn so với người lớn nên vi khuẩn cũng sẽ dễ dàng lan lên tai giữa, nhất là khi em bé nằm ngửa và khóc.
– Hệ thống niêm mạc đường hô hấp nhạy cảm, dễ tiết dịch do phản ứng với các kích thích làm ứ dịch nhiều trong tai gây viêm tai giữa.
– Nước đọng trong tai khi tắm cũng có khả năng gây ra bệnh.
Đối với người lớn: Do lúc này cấu trúc tai đã phát triển hoàn thiện nên hiếm gặp các nguyên nhân gây viêm tai giữa như trẻ nhỏ. Thông thường với người lớn viêm tai chủ yếu do một số nguyên nhân sau:
– Viêm tai giữa từ nhỏ chưa được điều trị triệt để dần thành viêm tai giữa mãn tính.
– Do dùng vật cứng, nhọn hay dùng chung các dụng cụ ngoáy tai làm tai bị tổn thương hay nước bẩn có điều kiện xâm nhập vào tai.
– Viêm từ tai ngoài hoặc biến chứng từ một số bệnh như viêm mũi, viêm xoang
Viêm tai ngoài và viêm tai giữa cấp có thể gây đau tai
Viêm tai ngoài và viêm tai giữa cấp là hai nguyên nhân thường gặp gây đau tai. Viêm tai ngoài thường có tiền sử như mới đi bơi hoặc chấn thương tai, viêm tai giữa cấp thường có tiền sử hoặc đang có nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
Nếu bạn bị viêm ống tai ngoài thì khi kéo vành tai hoặc nằm đè lên bên tai bệnh sẽ có cảm giác đau. Và tình trạng đau tai có thể lan ra xung quanh đôi khi làm bạn đau cả nửa đầu phía bên tai bệnh. Tình trạng này rất dễ dàng chẩn đoán, vì khi khám bác sĩ sẽ thấy da ống tai sưng đỏ đôi khi bít cả lỗ tai ngoài, hoặc một mụt nhọt trong da ống tai ngoài nếu có trong trường hợp nhọt ống tai. Bệnh thường khỏi sau 3 – 5 ngày điều trị kháng sinh, kháng viêm và giảm đau đúng cách.
Nếu bạn bị viêm tai giữa thanh dịch, hoặc bị tắc vòi nhĩ thì thường là cảm giác đau sâu trong tai, không đau khi kéo hoặc ấn vào vành tai, để chẩn đoán chính xác sau khi nội soi kỹ mũi, vòm mũi họng và hai tai bạn cần được đo nhĩ lượng đồ và thính lực đồ. Việc điều trị khó khăn hơn, đôi khi kéo dài hàng tháng, nếu sau 3-6 tháng mà sức nghe không cải thiện, các xét nghiệm gián tiếp chứng minh vẫn còn dịch trong tai giữa thì bệnh nhân cần được đặt một ống thông nhĩ để giúp cân bằng áp lực của tai giữa và bên ngoài giúp tai giữa mau chóng hết dịch và sức nghe hồi phục.
Với những trường hợp bị đau tai dữ dội, đau tai dài ngày
Ngoài ra, do tai được chi phối bởi rất nhiều dây thần kinh nên khi tổn thương các dây thần kinh như tam thoa, dây mặt (dây VII), dây phế vị (dây X), dây lưỡi họng (IX) và dây cổ trên; các nhiễm khuẩn khối u vùng họng miệng, hạ họng, thanh quản đều gây đau tai. Khi đau tai kéo dài cần thăm khám chuyên khoa để loại trừ ung thư đường hô hấp và tiêu hóa trên.