Những điều cần biết về căn bệnh nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu là hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan, hiểu đơn giản là hiện tượng vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập vào máu. Nó được xếp vào những hội chứng lâm sàng nguy hiểm, với các biểu hiện như tụt huyết áp, sốt cao, rét run, nhịp tim nhanh bất thường, rối loạn hô hấp và thay đổi tình trạng ý thức đột ngột…

Nhiễm trùng máu hay còn gọi là nhiễm trùng huyết là bệnh lý do các vi sinh vật xâm nhập gây ra, nó khiến người bệnh sốt cao, loạn nhịp tim, thậm chí dẫn đến tử vong trong vài giờ phát bệnh. Vậy, bệnh nhiễm trùng máu có lây không?

Nhiễm trùng máu là hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan, hiểu đơn giản là hiện tượng vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập vào máu. Nó được xếp vào những hội chứng lâm sàng nguy hiểm, với các biểu hiện như tụt huyết áp, sốt cao, rét run, nhịp tim nhanh bất thường, rối loạn hô hấp và thay đổi tình trạng ý thức đột ngột…

Đây là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể tử vong. Vậy, bệnh nhiễm trùng máu có lây không?

nhiem trung mau co lay khong hinh anh 1 41640207 Những điều cần biết về căn bệnh nhiễm trùng máu

Bệnh nhiễm máu có lây không và lời giải đáp?

Bệnh nhiễm trùng máu tuy rất nguy hiểm nhưng trường hợp cấp tính thì không lây nên người bệnh và gia đình, người thân có thể yên tâm, không cần cách ly.

Khi bị viêm nhiễm người bệnh có thể quan hệ với bạn tình bình thường, vì bệnh không lây qua đường tình dục. Người bệnh có thể điều trị tình trạng viêm nhiễm hoàn toàn, sau khi hết bệnh vẫn có thể sinh con bình thường, không lây truyền qua đường máu từ mẹ sang con.

Tuy nhiên, trong thời gian bị viêm nhiễm người bệnh không được truyền máu hay hiến máu để tránh trường hợp sốc huyết khi dẫn máu cho người khác.

Những ai dễ mắc bệnh nhiễm trùng máu?

Những đối tượng có hệ thống miễn dịch kém như trẻ em, người cao tuổi, người đang bệnh nặng hoặc người đang đặt ống thông tiểu, ống thở… có khả năng mắc bệnh lý này rất cao.

Do khi cơ thể mất “hàng rào bảo vệ vững chắc” sẽ tạo điều kiện cho các loại khuẩn gây bệnh xâm nhập, thường thấy là khuẩn Gram âm, Gram dương, kỵ khí… Tình trạng nhiễm ký sinh trùng trong máu nếu không được phá hiện và điều trị kịp thời sẽ gây tổn hại đến các cơ quan khác, thậm chí suy đa phủ tạng rất nguy hiểm. Vì vậy khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ viêm nhiễm trong máu, đặc biệt là ở trẻ nhỏ nên đến bác sĩ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Các biểu hiện cảnh báo nhiễm trùng trong máu

Ban đầu, người bệnh sẽ có triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ, nhịp tim và nhịp thở cao bất thường… Do các dấu hiệu này khá nhẹ và chung chung nên người bệnh thường không chú ý, nếu trường hợp này kéo dài và có xu hướng nghiêm trọng hơn thì tốt nhất bạn nên đến bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.

Trường hợp viêm nhiễm nặng, sẽ có những triệu chứng khó thở, thường buồn nôn, tiêu chảy, lượng nước tiểu ít, tim đập nhanh, đột ngột thay đổi ý thức… là những dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị viêm nhiễm nặng cần được điều trị gấp, nếu không sẽ dẫn đến sốc nhiễm trùng có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Bệnh nhiễm trùng máu có chữa được không?

Với sự tiến bộ của y học, nên việc chẩn đoán, xét nghiệm máu và hỗ trợ tim mạch, hô hấp và kháng sinh được tối ưu hóa trong chữa trị nhiễm trùng máu và mang lại hiệu quả rõ rệt, giảm rất nhiều ca tử vong.

Nếu phát hiện và điều trị sớm, người bệnh sẽ giảm được rất nhiều rủi ro, biến chứng nguy hiểm; trường hợp kéo dài bệnh tình hoặc điều trị sai hướng thì khả năng chữa trị tương đối phức tạp và tốn kém.

Quá trình điều trị bao gồm các bước:

– Chẩn đoán, xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân và mức độ bệnh tình.

– Loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây viêm nhiễm, đồng thời hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp cho người bệnh.

– Điều chỉnh thăng bằng kiềm toan (về trạng thái pH 7,4) để chống suy hô hấp gây tử vong đột ngột.

– Hỗ trợ kháng sinh, tăng cường hệ miễn dịch và chống rối loạn đông máu. Trước khi dùng kháng sinh, người bệnh cần cấy máu và các bệnh phẩm khác để có thể lựa chọn kháng sinh phù hợp nhất.

Hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều loại kháng sinh mới giúp cho người bệnh có thể hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng máu hiệu quả, giảm tỉ lệ tử vong đáng kể. Vì vậy người bệnh không cần quá lo lắng, chỉ cần hợp tác và tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ sẽ có thể hồi phục nhanh chóng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *