Không chú ý đến chế độ ăn uống đúng cách hoặc bỏ qua việc giữ ấm cho vùng bụng sẽ rất dễ gây ra đau bụng, thậm chí đau bụng đi ngoài, tiêu chảy. Thông thường, tần suất đi ngoài khi bị tiêu chảy sẽ tăng lên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
Trong khi đó, dấu hiệu sớm của một số bệnh ung thư cũng bắt đầu từ các triệu chứng đau bụng đi ngoài, sau đây là những thông tin quan trọng giúp chúng ta có thái độ cẩn thận và cách để phân biệt chúng.
Bốn kiểu đau bụng có thể liên quan đến ung thư, hãy chú ý
1. Đau bụng đi ngoài lâu ngày có thể là ung thư tuyến tụy
Người bị ung thư tuyến tụy thường ở trong trạng thái dịch tụy phân giải không đủ, dẫn đến một số triệu chứng phát sinh giống như là bị đau bụng tiêu chảy do viêm tuyến tụy mãn tính hoặc ung thư tuyến tụy.
Dấu hiệu của những người này thường là đau bụng hoặc khó chịu vùng bụng trên, đi ngoài lặp đi lặp lại không khỏi, có một chút khó khăn trong vấn đề tiêu hóa, đau đớn vùng eo và lưng, bị sút giảm cân nặng không rõ nguyên nhân.
2. Bị đi ngoài nhiều kèm với đau bụng trên có thể là ung thư gan
Có đến một nửa số bệnh nhân bị ung thư gan nguyên phát từng có các triệu chứng đau bụng đi ngoài do việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có vấn đề hoặc chức năng hoạt động của cơ quan tiêu hóa bị rối loạn.
Người trung niên, cao tuổi, những người bị viêm gan mãn tính và xơ gan nên đặc biệt chú ý đến các triệu chứng như khó chịu ở vùng bụng trên, có cảm giác đau đớn càng ngày càng tăng nặng hoặc thậm chí mệt mỏi, chán ăn thì nên khẩn trương xem xét.
3. Đau bụng tiêu chảy kèm với dấu hiệu buồn nôn có thể là ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng viêm dạ dày hoặc đường ruột. Những bệnh nhân ung thư dạ dày thường bị đau bụng tiêu chảy đi kèm với những cảm giác đau thượng vị, mất cảm giác ngon miệng, dễ buồn nôn, có cảm giác dạ dày bị nóng rát rất rõ ràng.
Trong trường hợp nếu bạn bị đau bụng tiêu chảy không rõ nguyên nhân và quan sát màu sắc phân chuyển sang màu đen thì nên đặc biệt chú ý.
4. Tiêu chảy và táo bón đan xen có thể là ung thư đại trực tràng
Mỗi người đều cần quan tâm đến thói quen đại tiện của mình để theo dõi sát sao tình hình sức khỏe. Người bị ung thư đại trực tràng thường có các triệu chứng như số lần đi đại tiện tăng lên nhiều hơn so với trước đó, đồng thời hình dáng phân cũng có nhiều thay đổi.
Triệu chứng dễ nhận thấy nhất chính là thói quen đại tiện bất ngờ thay đổi thành đau bụng tiêu chảy hoặc táo bón đan xen với nhau. Tức là đi ngoài phân lỏng rồi chuyển sang phân rắn, lặp lại nhiều lần. Vừa có cảm giác đau bụng, vừa có cảm giác sa rơi hậu môn, đặc biệt là trong phân có kèm theo máu hoặc mủ nhầy.
Nếu bị đau bụng đi ngoài, chúng ta nên là gì?
1. Uống nhiều nước ấm
Đau bụng tiêu chảy có thể khiến cơ thể bị mất nước và mất điện giải nên cần phải uống tăng lượng nước ấm để bù vào phần nước đã mất.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các loại nước uống khác để bù nước như đồ uống có chứa natri clorua, kali clorua và glucose, natri citrate,… những chất thường bị thiếu hụt ở những người bị tiêu chảy. Bạn cũng có thể uống nước ép cà rốt, nước ép dưa hấu hoặc nước ép táo, vừa uống nước vừa bổ sung dinh dưỡng.
2. Duy trì chế độ ăn nhẹ nhàng thanh đạm
Bệnh nhân bị tiêu chảy thì cần phải cho dạ dày được nghỉ ngơi, vì vậy bạn nên tránh ăn các thực phẩm chứa dầu mỡ, thức ăn thô, khô, cứng. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên ăn thức ăn lỏng, nhẹ.
Hãy chịu khó chờ đợi cho đến khi các triệu chứng giảm nhẹ hơn thì mới có thể ăn cơm trở lại bình thường bằng cách lựa chọn các món ăn dễ tiêu hóa để thay thế như cháo gạo trắng, rau xanh, các loại thực phẩm chứa acid lactic (chế phẩm sữa).
Bên cạnh đó, bạn có thể thử sử dụng các món cháo làm bữa ăn thêm, không chỉ giúp cơ thể nhanh chóng bù nước, mà còn có thể giúp cho việc tiêu hóa, tạo khuôn phân bình thường trở lại.
3. Chú ý giữ ấm và vệ sinh cá nhân
Người bị tiêu chảy nên dành thời gian để nghỉ ngơi thích hợp, đồng thời phải chú ý giữ ấm cơ thể, tuyệt đối không để vùng bụng bị lạnh hoặc cơ thể nhiễm lạnh.
Do số lần đi đại tiện nhiều, phải chú ý vệ sinh vùng hậu môn thật sạch sẽ, tốt nhất là nên rửa toàn bộ vùng dưới bằng nước ấm hoặc có thể bôi thêm chút thuốc mỡ để làm giảm sự cọ xát va chạm của da dẫn đến tổn thương bên ngoài.
4. Không tùy tiện sử dụng thuốc làm ngừng tiêu chảy
Khi các triệu chứng tiêu chảy ở mức độ nhẹ thì bạn chưa nên vội vàng dùng thuốc. Thông thường có thể chờ đợi sau vài ngày là tình hình có thể giảm nhẹ hoặc thậm chí phục hồi trở lại bình thường.
Nếu bạn uống thuốc ngừng tiêu chảy một cách cố ý, có thể sẽ khiến cho chu trình thải độc của cơ thể bị ngăn lại, chất độc trong cơ thể không bài tiết hết ra ngoài. Vì vậy khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy cấp tính, thì không cần uống thuốc ngừng tiêu chảy ngay tức thì, chờ hết cơn tiêu chảy thì tình hình sẽ ổn định.
5. Tiêu chảy nghiêm trọng thì buộc phải đi khám bác sĩ
Điều cuối cùng và quan trọng nhất mà bạn nên chú ý, đó là hãy quan sát các triệu chứng tiêu chảy của chính bạn và biết cách phân biệt các dấu hiệu tiêu chảy thông thường với dấu hiệu tiêu chảy do ung thư. Nếu tiêu chảy liên tục hơn 2 ngày không đỡ, có triệu chứng tăng nặng thì bạn phải đi khám bác sĩ.
Là một căn bệnh phổ biến thuộc hệ thống tiêu hóa, bạn cần đọc kỹ các triệu chứng ở trên về tiêu chảy của bệnh ung thư. Nếu bạn có bất kỳ sự khó chịu nào, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt.