Cách kiểm soát cơn gút

Cơn gút, hay còn gọi là cơn thống phong, thường xảy ra đột ngột vào ban đêm, là hậu quả của sự kết tủa axít uric trong khớp. Bệnh nhân thường là quý ông, tuổi đời từ 30 – 60, vóc dáng khỏe mạnh. Phụ nữ ít bị bệnh gút.

Cơn gút, hay còn gọi là cơn thống phong, thường xảy ra đột ngột vào ban đêm, là hậu quả của sự kết tủa axít uric trong khớp.

Cơn gút, hay còn gọi là cơn thống phong, thường xảy ra đột ngột vào ban đêm, là hậu quả của sự kết tủa axít uric trong khớp. Bệnh nhân thường là quý ông, tuổi đời từ 30 – 60, vóc dáng khỏe mạnh. Phụ nữ ít bị bệnh gút.

Triệu chứng

Cơn đau nhức đầu tiên thường thấy vào đầu đêm: đau dữ dội ở ngón chân cái ở một bên chân, trong lúc đó ngón chân cái bên bàn chân kia không đau gì cả. Trong vài giờ, ngón chân cái sưng to dần, ửng đỏ và nóng lên. Cơn đau ngày càng tăng dần. Mền đắp lên chân có ngón cái bị bệnh cũng làm đau tăng lên, gió quạt thổi vào ngón chân cái cũng làm tăng cường độ cơn đau. Nhìn thoáng qua ngón chân cái nhiều người lầm tưởng là bị áp-xe ở ngón chân cái.
Tinh thể urat

Ngày nay, người ta biết cơn gút là phản ứng của khớp do sự tích tụ các tinh thể urat trong khớp. Các tinh thể này luôn luôn được tìm thấy trong dịch khớp bị sưng. Trong cơ thể bình thường, axít uric sẽ kết tủa và trầm hiện dưới dạng tinh thể urat. Sự kết tủa của urat trong cơ thể tạo nên cơn đau như bệnh gút. Như vậy, bệnh gút không phải là bệnh viêm nhiễm do vi trùng hay ký sinh trùng mà do chuyển hóa kém vì dinh dưỡng không hợp lý.
Tiến triển của bệnh

Sau 10 – 20 năm bị bệnh gút, các tinh thể urat kết tụ trong các mô, dưới da tạo nên chỗ sưng dưới da có màu trắng như ở vành tai, cùi chỏ, bàn tay, bàn chân. Nguy cơ bệnh gút thể hiện khi hàm lượng của axít uric trong máu lên đến 70mg/l và tăng dần theo sự tăng của hàm lượng này.

canh giac con gut Cách kiểm soát cơn gút
Gút thường kết hợp với nhiều bệnh khác nhau

Người bệnh gút thường mắc các bệnh khác như: hội chứng chuyển hóa, bệnh thận mạn tính, tăng huyết áp, bệnh tim mạch làm gia tăng nguy cơ tử vong. Gút có thể là nguyên nhân các bệnh lý kèm theo này. Kiểm soát bệnh gút cần phải tính đến điều trị các bệnh này.

Người ta đã xác định gút là yếu tố nguy cơ tim mạch. Tăng axít uric máu là yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập. Nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng lên ở bệnh nhân gút. Tỉ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân gút dao động từ 50 – 85%. Có mối liên quan giữa nồng độ axít uric máu và tăng triglyceride máu. Ngoài ra ở nhóm bệnh nhân tăng lipid máu thường thấy gia tăng số đợt gút cấp. Nhóm bệnh nhân gút có tăng lipid máu thì có nồng độ axít uric máu cao hơn và có số khớp viêm cao hơn so với nhóm không tăng lipid máu.

Các đối tượng dễ mắc gút

Theo thống kê, các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gút cao là nam, nữ tuổi từ 40 – 60, phụ nữ sau mãn kinh. Người béo phì có nguy cơ bị gút cao gấp 5 lần người bình thường, 75% bệnh nhân gút mạn lạm dụng bia rượu, ăn nhiều thịt. Bệnh cũng có yếu tố di truyền: 1/3 bệnh nhân có người thân bị gút. Ngoài ra còn gặp ở: những người mắc bệnh thận (thận đa nang, suy thận mạn), bệnh máu (thiếu máu huyết tán, bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính), nhiễm độc chì.
Nguyên nhân gây bệnh gút

Có 3 nhóm nguyên nhân:

Gút nguyên phát: nguyên nhân chưa rõ ràng, có tính chất gia đình, thường khởi phát sau một bữa ăn uống thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm. Gặp 95% ở nam giới.

Gút thứ phát: do tăng sản xuất axít uric, giảm đào thải axít uric hoặc cả hai, như: suy thận mạn, các bệnh về máu (bệnh bạch cầu cấp), do thuốc. Có hơn 20 loại thuốc gây gút thứ phát, bao gồm: thuốc lợi tiểu (thiazid, furosemid, acetazolamid), corticoid, aspirin, thuốc chống lao (pyrazinamid, ethambutol), thuốc chữa ung thư (cyclosporin).

Gút do các bất thường về enzyme như di truyền.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh: tăng huyết áp, béo phì, hội chứng chuyển hóa, tăng insulin máu và sự đề kháng insulin, uống nhiều rượu.

Điều trị Gút cấp tính (cơn đau gút):

Thuốc chống viêm:

Thuốc đặc hiệu: Colchicin. Nếu không có thì có thể dùng diclofenac (Voltaren) hay Ketoprofen (Profenid) hay Naproxen.

Thuốc an thần: Diazepam (Seduxen, Valium, Praxilen) hay Mimosa.

Kiềm hóa nước tiểu: dung dịch Bicarbonat Na 3‰, uống 1 – 1,5 l/ngày.

Thời gian điều trị: từ 5 – 10 ngày, sau đó chuyển sang điều trị dự phòng (ngoại trú) với công thức:

Chế độ ăn uống: hạn chế thịt đỏ (chó, dê, bò, trâu, heo), kiêng phủ tạng động vật (gan, lòng, tiết canh), hải sản (sò, ốc, cá béo, tôm, cua), các loại đậu hạt. Ăn thịt không quá 150g/ngày. Có thể ăn trứng, hoa quả. Nên ăn rau nhiều, dùng đạm thực vật. Giảm calo nếu béo phì, duy trì trọng lượng cơ thể ở mức sinh lý. Không uống rượu bia và kiêng các chất kích thích như ớt, cà phê.

– Uống nhiều nước, khoảng 2 – 4 lít/ngày, đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14‰, nước sắc lá sake. Điều này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ, giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu.

– Tránh các thuốc làm tăng axít uric trong máu (Furosemid, Thiazid, Cyclosporin).

– Tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gút cấp như chấn thương, stress.

– Dùng thuốc tăng thải tiết axít uric: Probenecid (Benemid) hay Sulfopyrazon (Anturan), hay Benziodaron (Desuric).

– Tập vận động hàng ngày, tránh béo phì, gắng sức, căng thẳng và lạnh đột ngột.

– Kiểm soát các bệnh lý đi kèm như: cao huyết áp, rối loạn lipid máu, đái đường.
Gút mạn tính:

Chế độ ăn uống kiêng: như trên.

Dùng dung dịch kiềm.

Thuốc giảm tổng hợp axít uric: Allopurinol (Zyloric) hay Thiopurinol. Mới nhất là Febuxostat (biệt dược Fesogold 80mg), có tác dụng hạ axít uric máu tốt hơn và ít tác dụng phụ hơn so với allupurinol, dùng được ở bệnh nhân suy gan suy thận nhẹ và trung bình mà không cần chỉnh liều.

Thuốc chống viêm với liều nhỏ để dự phòng đợt sưng đau: Colchicine hay Diclofenac hay Ketoprofen hay Meloxicam.

Thời gian điều trị: nội trú từ 10 – 15 ngày, sau đó chuyển sang ngoại trú với thời gian tối thiểu 6 tháng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *