Đa số những người mắc phải căn bệnh này đều bị đau đớn hành hạ hoặc đã qua đời thì bạ lại sống rất vui vẻ và khỏe mạnh. Tại sao bà lại làm được điều đó và bí quyết là gì?
Khi vui vẻ tế bào rất tròn giống như con người trong giai đoạn thanh xuân, nhưng khi tức giận thì tế bào nhăn nheo và già nua, tế bào tốt cũng rất khác tế bào ung thư. Do vậy muốn khỏe mạnh ngay hôm nay hãy học cách “yêu thương từng tế bào”.
Bản đồ ung thư thế giới đã ghi nhận Việt Nam đứng thứ 78/172 quốc gia, nằm trong các nước thuộc top 2. Đa số bệnh nhân khi phát hiện ung thư đều đang ở giai đoạn cuối, do việc chủ quan và chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe nên tỷ lệ tử vong rất cao, ước tính mỗi ngày có khoảng 200 người.
Dự kiến đến năm 2020 sẽ vượt mức 190.000 ca ung thư ở nước ta
Theo thống kê thì nước ta ung thư đang có xu hướng tăng lên, năm 2000 con số đã lên đến 68.000 ca thì 2010 tăng “khủng khiếp” với 126.000 ca và dự kiến đến năm 2020 sẽ vượt mức 190.000 ca. Bên cạnh đó theo nghiên cứu của viện K Trung ương cho thấy có đến 71.4% bệnh nhân ung thư khi nhập viện đều đang nằm ở giai đoạn 3 trở lên, khiến cho công tác điều trị trở nên khó khăn và tỉ lệ chữa khỏi cực thấp.
Vậy tại sao ngày có rất nhiều người bị ung thư?
Đa số ung thư đang tấn công vào những người trẻ vì do chưa thực sự quan tâm đến cơ thể của mình. Bởi những thói quen uống nhiều rượu bia, ăn uống tùy tiện, quá nhiều dầu mỡ, thức khuya, dậy muộn, lười vận động… lâu ngày chất độc tích tụ trong có thể tạo thành các khối u ác rất khó điều trị. Vì vậy nếu không muốn “rớ phải” ung thư bạn cần phải thay đổi và yêu bản thân hơn.
“Tôn trọng tế bào” là cách vượt qua và phòng tránh các bệnh mãn tính?
Bác sĩ bệnh lý học Đại học quốc gia Đài loan bà Lý Phong đã từng bị ung thư bạch cầu hay còn cái tên khác là bệnh ung thư máu, đây là căn bệnh có hiện tượng bạch cầu tăng đột biến, bạch cầu vốn làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên chúng khá “hung dữ” vậy nên khi gia tăng dân số đột ngột khiến chúng “đói” và buộc phải ăn hồng cầu. Hồng cầu bị mất dần dẫn đến cơ thể bị thiếu máu và nếu không đáp ưng kịp thời thì sẽ mất mạng.
Đa số những người mắc phải căn bệnh này đều bị đau đớn hành hạ hoặc đã qua đời thì bạ lại sống rất vui vẻ và khỏe mạnh. Tại sao bà lại làm được điều đó và bí quyết là gì?
Bỏ ra hơn 30 năm bà Lý Phong dành thời gian để quan sát tế bào của con người trong từng gia đoạn “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” bằng kính hiển vi. Bà nhận thấy khi con người lạc quan, vui vẻ và hạnh phúc thì tế bào rất tròn khỏe mạnh như những thanh niên ở tuổi thanh xuân tràn đầy năng lượng. Nhưng khi con người tức giận và buồn bã thì tế bào lại trở nên nhăn nheo méo mó như những người già.
Khi vui vẻ tế bào rất tròn và khỏe mạnh
Các tế bào tốt cũng hoàn toàn khác các tế bào đang bị bệnh. Ví dụ như các tế bào ung thư thì xấu xí, lộn xộn và méo mó. Chỉ khi hiểu được các tế bào thì chúng ta mới cảm thấy hổ thẹn với chúng vì đã lãng phí chúng trong những tháng ngày qua. Vậy nên bí quyết của bà là “tôn trọng tế bào” vì chỉ khi làm được điều đó thì cơ thể mới được cải thiện.
Vì vậy chúng ta cần phải tạo “môi trường cho tế bào” có thể phát triển và mạnh khỏe
Để có một cơ thể khỏe mạnh và vượt qua mọi bệnh tật thì theo bà Lý Phong khuyên bạn làm những việc hết sức bình thường như: xây dựng thời gian biểu khoa học quy củ, ăn uống thanh đạm và tập luyện đều đặn.
Ví dụ như:
Từ 23 giờ đến 3 giờ sáng là lúc gan mật được bổ sung máu và thải độc, do đó bạn cần lên giường và nghỉ ngơi trước 23giờ mỗi ngày để gan được cấp đủ máu, nhưng nếu sau giờ này mà vẫn còn ngồi hoặc đứng thì gan trở nên khô cằn và suy yếu.
Phổi của chúng ta có thể chứa được tới hơn 6 lít không khí, thế nhưng mỗi ngày chúng ta chỉ ngồi trong văn phòng, đi thang máy, ra ngoài đường thì đeo khẩu trang đi ô tô, mỗi ngày dù hít thở nhiều như thế nào ta cũng dùng chưa đến 1/6 dung lượng của nó nữa. Việc này giống hệt như chúng ta có một căn biệt thự 12 phòng, nhưng mỗi ngày bận rộn làm việc về đến nhà thì chỉ lao vào một phòng ngủ, như vậy có thật lãng phí không? Để tránh lãng phí phổi chỉ có một cách là chăm chỉ tập luyện, ra ngoài và tập hít thở sâu hơn để không khí tràn vào đầy phổi.
Khi các “cú đêm” đi ngủ thì bà đã thức dậy uống một cốc nước và ngồi thiền
Thời gian làm việc và sinh hoạt của bà Lý Phong rất điều độ và quy củ. Mỗi sáng sớm, vào lúc 4 giờ khi các “cú đêm” bắt đầu cuộn mình ngủ thì bà đã thức dậy và uống một cốc nước ấm, ngồi thiền và tập thể thao. Sáng ăn một chén cháo ngũ cốc sau đó bắt đầu làm việc. 8 giờ khi mà người ta còn tấp nập tăng ca, tan ca thì bà đã lên giường thiền đến 9 giờ thì ngủ. Bà ăn uống hết sức thanh đạm, trưa ăn gạo lức và rau, tối chỉ ăn ½ hoặc 1/3 của bữa trưa mà thôi, cả ngày chỉ ăn ngũ cốc và rau quả hoàn toàn nói không với thịt đỏ.
Cũng nhờ vậy mà rất khó để biết rằng bà Lý Phòng từng bị ung thư bạch cầu 30 năm trước, nhiều người nói vui nhưng thật rằng nhiều bác sĩ điều trị ung thư cho bà có người đã qua đời còn bà thì vẫn không chỉ sống mà còn sống rất khỏe mạnh. Nếu ai đó hỏi rằng tại sao lại được như vậy thì câu trả lời là hãy biết “tôn trọng và yêu thương tế bào”.
Môt ngồi nhà xây lên thì cần rất nhiều người và thời gian, nhưng để đập nó đi chỉ cần 1 người và trong nháy mắt. Cơ thể cũng vậy nếu không biết cách “sử dụng” chính bạn sẽ là người tàn phá nó. Vậy hãy học cách yêu thương bản thân ngay hôm nay vì đó chính là cách đầu tư tối ưu nhất cho sức khỏe và cho tương lai của bạn.