Thận có vai trò quan trọng trong cơ thể bạn. Mỗi ngày chúng phải lọc và loại bỏ các chất thải từ 120-150 lít máu. Nhưng đó vẫn chưa là tất cả. Thận còn giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, kiểm soát huyết áp, giữ cho xương của bạn khỏe mạnh, và điều chỉnh mức độ chất điện giải trong máu của bạn. Tất cả đều là các chức năng quan trọng. Đó là lý do tại sao bạn cần giữ cho thận của mình được khỏe mạnh.
Hãy cùng tìm hiểu ngay một số cách giúp bạn có một quả thận khỏe mạnh.
Thận của bạn làm việc chăm chỉ cả ngày và chúng xứng đáng được chăm sóc cẩn thận. Một số việc bạn có thể làm để giúp thận của bạn được khỏe mạnh: uống đủ nước, bỏ quá các thực phẩm chế biến sẵn, ngưng hút thuốc, hạn chế tiêu nụ natri ( dưới 2.300 mg/ngày ), hạn chế các bữa ăn chứa protein cao và không uống nhiều rượu bia quá mức, giữ căn nặng phù hợp, quản lý lượng đường và cholesterol. Một số thực phẩm như đậu nành, rau xanh, quả việt quất sẽ rất tốt cho thận của bạn.
Thận có vai trò quan trọng trong cơ thể bạn. Mỗi ngày chúng phải lọc và loại bỏ các chất thải từ 120-150 lít máu. Nhưng đó vẫn chưa là tất cả. Thận còn giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, kiểm soát huyết áp, giữ cho xương của bạn khỏe mạnh, và điều chỉnh mức độ chất điện giải trong máu của bạn. Tất cả đều là các chức năng quan trọng. Đó là lý do tại sao bạn cần giữ cho thận của mình được khỏe mạnh.
1. Uống đủ nước
Nước sẽ làm loãng nồng độ chất thải trong nước tiểu và giúp thận hoạt động tốt hơn. Vì vậy, bạn cần phải chắc chắn rằng nạp đủ nước mỗi ngày. Trung bình, phụ nữ trưởng thành cần khoảng 2,1 lít nước mỗi ngày còn nam giới thì khoảng 2,6 lít. Nhưng đôi khi bạn có thể cần nạp nhiều lượng nước hơn mức quy định này. Ví dụ các yếu tố như thời tiết nóng hoặc tập thể dục sẽ làm bạn đổ mồ hôi và mất nước. Màu nước tiểu của bạn cũng có thể hoạt động như một chỉ số mất nước – nếu nó màu sẫm hơn màu vàng rơm, thì có thể lúc này cơ thể bạn đang thiếu nước.
2. Quản lý huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu
Huyết áp cao hoặc lượng cholesterol, đường trong máu cao có thể làm hỏng thận của bạn. Đặc biệt là huyết áp cao. Sự gia tăng huyết áp không có triệu chứng rõ ràng vì bạn bạn nên thường xuyên kiểm tra mức huyết áp của mình. Nếu bạn có vấn đề với huyết áp, cholesterol hoặc lượng đường trong máu, thì các biện pháp như kết hợp ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn có thể giúp bạn.
3. Giảm tiêu thụ Natri
Hầu hết các thực phẩm đều chứa muối hoặc natri. Một số ước tính cho thấy mức độ tiểu thụ natri của chúng ta vượt quá lượng khuyến cáo khoảng 50%. Nồng độ natri dư thừa có thể làm tăng huyết áp của bạn, gây cản trở lưu lượng máu đến thận. Lượng natri có thể tiêu thụ mỗi ngày là 2300 mg hoặc có thể thấp hơn.
4. Kiểm soát lượng Protein tiêu thụ
Protein dư thừa có thể gây hại cho thận của bạn. Amoniac, một sản phẩm phụ từ quá trình trao đổi chất protein, được chuyển đổi thành urê và được thận thải ra như nước tiểu. Nếu bạn nạp quá nhiều protein vào cơ thể thì thận của bạn sẽ cần phải làm việc nhiều hơn bình thường. Trung bình, có khoảng 75g protein/ kg trọng lượng cơ thể của một phụ nữ trưởng thành và 84g protein / kg trọng lượng cơ thể đối với nam giới nên được đáp ứng mỗi ngày. Hãy cố gắng nạp một lượng protein vừa đủ với cơ thể bạn. Thịt nạc, cá, trứng, đậu phụ, đậu và các loại hạt là nguồn cung cấp protein tốt.
5. Bỏ qua các thực phẩm chế biến sẵn
Những thực phẩm được chế biến sẵn sẽ rất tiện để sử dụng nhưng chúng cũng có chứa hàm lượng natri và phốt pho cao. Cả hai chất này đều có thể gây hại cho thận của bạn.
6. Hạn chế bia/rượu
Uống nhiều bia rượu cũng có thể làm hại thận của bạn. Bởi vì bia và rượu cuối cùng cũng chỉ là một chất độc và cầ được lọc ra khỏi máu. Bia rượu cũng có thể làm cơ thể bạn mất nước, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thận. Uống quá mức cũng có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp và bệnh gan, cả hai điều này đều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thận của bạn.
7. Không hút thuốc
Như bạn đã biết, hút thuốc có thể làm hại trái tim, phổi của bạn và còn gây ra nhiều căn bệnh ung thư. Hút thuốc sẽ làm tăng huyết áp và làm chậm lưu lượng máu đến thận. Nếu bạn đang cố gắng bỏ thuốc lá nhưng không thành công thì liệu pháp thay thế nicotine có thể giúp bạn bằng cách cho bạn sử dụng một lượng nhỏ nicotine trong liều lượng có kiểm soát.
8. Giữ cân nặng phù hợp
Quá nặng tức là chỉ số khối cơ thể (BMI) vượt quá 25, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến thận của bạn. Cân nặng quá mức có thể làm tăng huyết áp và ảnh hưởng không tốt đến thận của bạn. Một kế hoạch giảm cân khỏe mạnh kết hợp chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục có thể giúp bạn đạt được mục tiêu cân nặng của mình. Bạn nên chọn các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh và các sản phẩm từ sữa ít chất béo, các thực phẩm ít đường hoặc không đường. Ngoài ra, mỗi tuần nên cố gắng tập thể dục khoảng 150 phút để có mức cân nặng phù hợp cũng như một cơ thể khỏe mạnh.
9. Đậu nành, quả việt quất và rau xanh
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá nhiều protein có thể làm thận bạn làm việc quá nhiều. Nhưng không phải tất cả các protein đều như nhau. Thực chất protein có trong đậu nàng có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến thận. Quả việc quất giàu chất chống oxy hóa có thể bảo vệ thận khỏi bị tổn thương do viêm. Trong khi đó, rau xanh giàu canxi có thể ngăn chặn sỏi thận. Vì vậy, bạn nên kết hợp những thực phẩm này vào bữa ăn để giúp thận của bạn có thể hoạt động tối ưu.