Hư thai, sảy thai là những sự cố tự nhiên của bào thai trước khi nó có khả năng sống sót độc lập. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến của hiện tượng này được tạp chí Parenting.com của Mỹ cập nhật, bạn cùng tham khảo nhé.
Bất thường nhiễm sắc thể
Theo Bryan Cowan, trưởng khoa sản Trung tâm Y tế Đại học Mississippi, Mỹ, các nhiễm sắc thể không hợp cách chiếm ít nhất 60% số ca sảy thai.
Nhiễm sắc thể là những cấu trúc nhỏ trong các tế bào mang gen của con người. Mỗi chúng ta có 23 cặp, một cặp từ mẹ và một từ cha.
Đôi khi, trứng và tinh trùng gặp nhau, một hoặc hai bị lỗi thì sau đó các nhiễm sắc thể không thể xếp đúng trật tự được.
Trong trường hợp này thường dẫn đến phôi bất thường về nhiễm sắc thể và sự mang thai sau đó gặp khó khăn và dẫn đến sảy thai.
Những cặp vợ chồng đã qua hai lần sảy thai liên tục nên tìm hiểu, kiểm tra y tế để phát hiện nguyên nhân nói trên giúp phòng ngừa và xử lý sớm.
Mẹ bầu cần làm gì:
Nếu một lần sảy thai, hãy kiên nhẫn. Tỉ lệ mang thai và sinh em bé khỏe mạnh vẫn thành công. Hoặc tiếp tục sảy thai lần nữa, hãy cân nhắc bảo quản mô, có thể lưu lại trong dung dịch nước muối vô trùng và mang đi xét nghiệm nhiễm sắc thể.
Nếu là nhiễm sắc thể bình thường, có thể tìm kiếm các nguyên nhân khác và một khi bieestrox nguyên nhâ, có thể điều trị thành công.
Bất thường ở tử cung
Nếu có tử cung hình dạng bất thường hoặc phân chia, chuyên môn gọi là vách ngăn tử cung thì nguy cơ sẩy thai cao do phôi không thể cấy hoặc ghép được vào tử cung, nên không thể phát triển và tồn tại trong tử cung được.
Theo báo cáo, các dị tật ở tử cung chiếm khoảng 10% số ca sảy thai.
Cổ tử cung suy yếu hoặc không đủ năng lực cũng là lý do dẫn đến sảy thai, bởi vào cuối tháng thứ 3 của thai kỳ, bào thai đã phát triển đủ lớn để cổ tử cung to ra. Nếu suy yếu, nó không thể giữ được thai nhi và phát sinh sảy thai.
Giải pháp:
Bác sĩ có thể không phát hiện ra vấn đề này cho đến khi mẹ bầu sảy thai liên tục, hoặc đến khi mang thai diễn ra. Tin tốt lành, tử cung bất thường hoặc phân chia có thể được điều chỉnh bằng phẫu thuật.
Nếu cổ tử cung không đủ sức, bác sĩ có thể tăng cường bằng cách khâu hẹp lại thông qua thủ tục được gọi là buộc vòng (cerclage). Mẹ bầu nên nghỉ ngơi trên giường hoặc nằm viện một thời gian theo khuyến cáo của bác sĩ để giữ thai.
Rối loạn miễn dịch
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, rối loạn miễn dịch cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn phát sinh xảy thai.
Ví dụ khi cơ thể người phụ nữ xem tinh trùng đàn ông như một vật thể ngoại lai, nhưng phần lớn mang thai vẫn xảy ra.
Hầu hết thời gian mang thai, trứng thụ tinh thường phát ra thông điệp gửi đến người mẹ rằng “không coi tôi như một mầm bệnh, việc mang thai vẫn diễn ra bình thường và không có sự cố xảy ra”.
Trong một số trường hợp, phôi thai không được chấp nhận bởi cơ thể người phụ nữ. Đặc biệt là các kháng thể kháng phospholipid, tức các kháng thể tấn công mô của chính cowtheer người phụ nữ, trong đó có cả phôi thai.
Đây là nguyên nhân của rất nhiều ca sảy thai mà y học hiện đại vẫn chưa giải thích được. Đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về hiện tượng này nên điều trị vẫn được coi là thử nghiệm.
Giải pháp tình thế là điều trị bằng aspirin, heparin (chất làm loãng máu) và một số loại steroid.
Nguyên nhân sảy thai do rối loạn miễn dịch còn phải kể đến các bệnh lý không được điều trị như các vấn đề tuyến giáp (cả suy giáp lẫn cường giáp) và bệnh đái tháo đường….
Các căn bệnh này thường tạo ra môi trường tử cung “không thuận lợi”, làm cho phôi khó có thể tồn tại.
Giải pháp, nên thay đổi cách sống, đồng thời tiến hành điều trị bệnh để giúp cơ thể ổn định, như kiểm soát đường huyết, tuyến giáp để giúp mang thai được dễ dàng.
Do Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Đây là một nguyên nhân gây ra sẩy thai liên tiếp. Phụ nữ bị PCOS thường có mức testosterone nam giới quá cao, gây rụng trứng và kinh nguyệt bất thường.
Ngay cả ở nhóm không bị đái tháo đường, PCOS cũng gây ra hiện tượng kháng insulin, ngăn ngừa lớp lót nội mạc tử cung phát triển đúng cách. Theo thống kê, có từ 5 đến 10% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ mắc Hội chứng buồng trứng đa nang.
Giải pháp:
Điều trị bằng các loại thuốc chống rối loạn đường uống, như metformin (Glucophage), các loại thuốc này đã chứng minh thành công trong việc giảm sảy thai ở nhóm phụ nữ bị PCOS.
Nhiễm trùng do vi khuẩn
Nhiều vi sinh vật sống vô hại, thậm chí còn hữu ích ngay trong các bộ phận sinh sản của nam giới lẫn phụ nữ. Nhưng lại có một số dòng vi khuẩn cực kỳ nguy hiểnm, thủ phạm làm tăng nguy cơ sảy thai.
Trong số này có khuẩn Mycoplasma hominis và Ureaplasma urealyticum, làm tổ trong vùng sinh dục của cả người đàn ông lẫn đàn bà khỏe mạnh.
Riêng ở phụ nữ, nhiễm khuẩn có thể làm tăng nguy cơ viêm nội mạc tử cung (màng tử cung), khiến phôi không thể phát triển được.
Nhiễm trùng do vi khuẩn đôi khi không có triệu chứng, nên cách duy nhất là đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết. May mắn thay, những loại bệnh này có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh.
Do lối sống
Rất nhiều chất độc đi vào cơ thể do lối sống thiếu khoa học. Ví dụ nicotine đi qua nhau thai, can thiệp vào việc cung cấp máu và phát triển của bào thai.
Phụ nữ hút thuốc có tỉ lệ sảy thai cao gấp đôi so với phụ nữ không hút thuốc. Uống nhiều hơn hai bữa rượu bia hay đồ uống có cồn mỗi ngày cũng làm gia tăng sảy thai
Sử dụng các loại thuốc chữa bệnh, thuốc giải trí khi đang mang thai cũng không có lợi cho thai nhi.
Ngoài ra, phụ nữ làm việc trong một số môi trường nhất định như tại các trang trại, phòng mổ, phòng nha khoa và phòng thí nghiệm bệnh viện, đi ca kíp trong các nhà máy hóa chất… cũng có tỉ lệ sảy thai cao vì những lý do không rõ ràng mà người ta nghi rằng do nhiễm độc gây ra.
Giải pháp:
Hãy từ bỏ những thói quen có hại trước khi mang thai để giúp tăng tỉ lệ thụ thai. Nếu lo lắng phải làm việc ở nơi độc hại, hãy nói cho bác sĩ biết để có cách phòng tránh.
Trong và trong khi mang thai nên áp dụng lối sống khoa học, lành mạnh, tránh xa chất kích thích, môi trường độc hại, ăn uống cân bằng, trọng tâm tới thực phẩm, đồ uống sạch.